10 máy video game "cổ" mà bạn chưa từng biết đến (Phần 2)

Có rất ít người từng biết đến các hệ máy chơi game cực hiếm trong bài viết này, tuy nhiên không phải phát minh nào cũng đạt được thành công và được sự chú ý của người dùng.

Odyssey

10 máy video game cổ mà bạn chưa từng biết đến Phần 2

Magnavox Odyssey, được phát hành bởi Magnavox vào năm 1972, là chiếc máy chơi game gia đình đầu tiên trên thế giới. Được thiết kế bởi Ralph Baer và lần đầu tiên ra mắt công chúng vào ngày 24 tháng 5 năm 1972, nó được bán bởi Magnavox và các chi nhánh của công ty trong năm 1975. Odyssey sử dụng một loại thẻ bảng mạch in có thể tháo rời được chèn vào một khe cắm analog, cho phép người chơi chọn các trò chơi khác nhau.

Magnavox Odyssey 100 bao gồm một bàn điều khiển có kiểu dáng như một con dấu chạm khắc bằng đá cổ xưa, kết nối với bộ xử lý trung tâm bằng dây analog. Với 2 bàn quay số, một để điều khiển chuyển động ngang và một cho chuyển động dọc, người chơi có thể chơi được các game có chuyển động đơn giản như các game Tennis và Hockey, trong đó, mỗi người chơi có ba nút bấm cho chuyển động ngang, chuyển động thẳng đứng và điều chỉnh quỹ đạo bóng.

Philips CD-I

10 máy video game cổ mà bạn chưa từng biết đến Phần 2  2

Chơi điện tử trên đĩa CD-ROM là một ý tưởng thú vị của hãng Philips nên máy chơi điện tử Philips CD-i đã được ra mắt công chúng năm 1991.

Hãng Philips đã sáng tạo ra một chuẩn đĩa CD mới để ghi nội dung chơi game của hãng và đã cấp bằng sáng chế nền tảng này cho các hãng sản xuất khác. Hậu quả là một vài năm sau, có quá nhiều các hãng sản xuất điện tử tiêu dùng sản xuất các máy chơi game CD-I tạo nên sự hỗn loạn giả thật.

Thiết kế cồng kềnh, phần mềm hỗ trợ kém, chất lượng hình ảnh không hấp dẫn và tay cầm điều khiển không thuận tiện đã khiến Philips CD-I không thể tiến xa hơn.

 

Gizmondo 

10 máy video game cổ mà bạn chưa từng biết đến Phần 2  3

Ra mắt năm 2005, chiếc máy chơi game video cầm tay Gizmondo do hãng Tiger Telematics sản xuất được coi như một đối thủ nặng ký trên thị trường cho các hãng lớn như Sony hay Nintendo. Bên cạnh chức năng chính chơi game máy còn hỗ trợ các khả năng giải trí khác cho người dùng như xem video, thưởng thức nhạc hay lướt Web, gửi và nhận e-mail, định vị toàn cầu. Máy có giá 400 USD vào thời điểm ra mắt nhưng doanh thu đạt được từ sản phẩm này không như dự kiến của Tiger Telematics.

 

Sega Nomad

10 máy video game cổ mà bạn chưa từng biết đến Phần 2  4

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của hệ máy Sega Nomad là vì model sử dụng pin AA quá hẻo cho việc thể hiện giao diện đồ họa 16-bit đầy màu sắc. Sự có mặt của mô hình “hại điện” này đã làm phình to đội quân máy chơi game thương hiệu SEGA. Đây là thời kỳ đen tối trong lịch sử của hãng. Sau này, với thất bại của Dreamcast, SEGA chính thức rút khỏi thị trường sản xuất game console.

 

Intelivision

10 máy video game cổ mà bạn chưa từng biết đến Phần 2  5

Intelivision của Mattel bị gạt khỏi danh sách hệ máy video game cổ điển, mặc dù nó mạnh hơn Atari 2600 và có nhiều tựa game hay như Shark Shark, Snafu và Astro Smash. Trò chơi thể thao của hãng cũng được yêu thích. Tuy nhiên bộ điều khiển khó sử dụng và khó điều chỉnh nhưng sau đó, thiết kế mới lại có khả năng tương thích với cần điều khiển của Atari.

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang