Khảo sát cho thấy đa phần con gái khi chơi game phải giấu giới tính của mình

Hành vi quấy rối bằng ngôn ngữ trong khi chơi game vốn đã là một vấn nạn tồn tại khá lâu, và có hơn 50% phụ nữ thừa nhận giấu giới tính của mình để tránh bị quấy rối

Mặc dù từ trước đến nay, trò chơi điện tử thường được xem là một thú vui của cánh đàn ông, có khoảng 41% game thủ là nữ. Các trò chơi điện tử ngày càng trở nên phổ biến hơn và đón chào nhiều đối tượng khác nhau hơn, nhưng theo một khảo sát gần đây cho thấy, 59% game thủ nữ phải che giấu giới tính của mình khi chơi game trực tuyến "để tránh xung đột". Cuộc khảo sát này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu thị trường Reach3, và bao gồm ý kiến của 900 game thủ nữ về những chủ đề khác nhau, từ phân biệt đối xử cho đến thể loại game yêu thích của họ. Nghiên cứu được chia ra làm nhiều phần, với một phần tập trung vào việc phụ nữ thay đổi danh tính trên mạng để tránh những quấy rối ngoài ý muốn. Theo khảo sát, rất nhiều cô gái lựa chọn giả làm nam, sử dụng giới tính không xác định hoặc từ chối chat voice.

Khảo sát cho thấy đa phần con gái khi chơi game phải giấu giới tính của mình

Sự quấy rối nhắm đến game thủ nữ từ phía game thủ nam là một hiện tượng khá phổ biến trong nhiều tựa game cạnh tranh trực tuyến, đặc biệt với những game khuyến khích người chơi dùng microphone để liên lạc. Trong một loạt những lời chứng thực đi kèm với dữ liệu của Reach3, một số phụ nữ mô tả cách họ thay đổi thói quen chơi game để tránh điều này - nhiều người cảm thấy buộc phải rời khỏi tựa game họ thích chỉ vì sự quấy rối trở nên quá đà. Một số người cho biết các game thủ nam sẽ thường gửi những tin nhắn tán tỉnh vô ý thức, hình ảnh tình dục hay các thông tin liên lạc không mong muốn khác khi biết họ là nữ. Mặc dù cộng đồng game thủ trên toàn cầu đã có nhiều sự đa dạng về giới, phần lớn người chơi vẫn là nam.

Khảo sát cho thấy đa phần con gái khi chơi game phải giấu giới tính của mình 2

Theo khảo sát, 77% nữ giới khi chơi game đã phải trải qua sự phân biệt đối xử giới tính. Một số phổ biến thường có là bị xúc phạm, bị đề nghị gặp mặt, bị xem thường, trở thành mục tiêu của những tiêu chuẩn kép, nhận những lời khuyên không cần thiết, hoặc những "hành vi phân biệt giới tính" khác trong không gian mạng. Việc thiếu sự giám sát trong nhiều không gian mạng thường dẫn đến "những tác động ít ỏi hoặc hầu như không có" với những kẻ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ.

Có rất nhiều ngành công nghiệp game mà bản thân nó có thể cải thiện tình trạng của phụ nữ trong cộng đồng. Mặc dù các cô gái hài lòng với sự hiện diện của những nhân vật nữ trong nhiều trò chơi, họ lại không thỏa mãn với các skin nhân vật, thiếu sự hiện diện của nữ trong Esport, hay thiếu sự hỗ trợ cho nữ giới từ các hãng game và các đơn vị tạo ra nền tảng chơi game.

Khảo sát cho thấy đa phần con gái khi chơi game phải giấu giới tính của mình 3

Cuộc khảo sát cũng đề cập đến cách mà việc quảng bá và tiếp thị có thể giúp nâng cao vị thế phụ nữ trong cộng đồng game thủ. Những người được khảo sát chọn quảng cáo là phương tiện có khả năng thay đổi hành vi phân biệt giới tính trên mạng hữu hiệu nhất. Một số ý tưởng được đề xuất như có sự cân bằng tốt hơn cho nữ trong quảng cáo, để nữ lồng tiếng cho quảng cáo, và ra mắt dàn diễn viên toàn nữ trong các trò chơi. Tuy nhiên, việc tạo ra một không gian hóa nhập và thân thiện không hoàn toàn thuộc về các nhà quảng cáo và công ty trò chơi - mà còn do các cá nhân lên tiếng chống lại sự phân biệt giới tính khi nó xảy ra.

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang