Những câu chuyện phi thường trên con đường học vấn của Stephen Hawking

Stephen Hawking đã để lại nhiều thành tựu cho nhân loại và con đường học vấn vượt qua bệnh tật của ông khiến cả thế giới phải nể phục

Nhà khoa học, giáo sư Stephen Hawking - nổi tiếng với thuyết vụ nổ vũ trụ 'The Big Bang' và cuốn 'Lược sử thời gian' - vừa qua đời ở tuổi 76. Cả thế giới đang bày tỏ sự thương xót của mình đối với một tượng đài về lĩnh vực khoa học của nhân loại.

Những câu chuyện phi thường trên con đường học vấn của vị giáo sư vĩ đại Stephen Hawking - Ảnh 1.

Luận án tiến sĩ của ông khiến trang web Đại học Cambridge tê liệt sau khi được cho phép tải miễn phí

Đêm 23,10/2017 theo giờ Việt Nam, Đại học Cambridge đã lần đầu tiên phát hành trực tuyến nội dung trong luận án tiến sĩ "Properties of Expanding Universes" (tạm dịch là "Tính giãn nở của vũ trụ) của ông Hawking năm 1966, thời điểm nhà vật lý lý thuyết lừng danh này mới 24 tuổi.

Luận án này cung cấp nghiên cứu về nguồn gốc vũ trụ, vốn đã là công trình khiến tên tuổi ông Hawking vang danh. Gần như ngay sau khi được "tải miễn phí", luận án trở thành tài liệu nhận yêu cầu tải về nhiều nhất trên trang web trường. Do một lượng truy cập quá lớn ập tới, trang web của trường đại học danh tiếng này bị tê liệt trong cả ngày hôm qua.

Những câu chuyện phi thường trên con đường học vấn của vị giáo sư vĩ đại Stephen Hawking - Ảnh 2.

Con đường học vấn gian nan từ bé

Năm 13 tuổi, ông được cha hướng vào trường Westminster danh giá, nhưng Hawking bị ốm vào ngày thi học bổng. Gia đình không đủ khả năng trả học phí nên ông tiếp tục học tại St. Albans. Ông cùng nhóm bạn thân thường chơi cờ bàn, một trò chơi trí tuệ giúp phát triển tư duy, khả năng suy luận, giao tiếp và phán đoán, chế tạo pháo hoa, mô hình máy bay, tàu thuyền.

Năm 1958, nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo dạy Toán Dikran Tahta, họ chế tạo thành công chiếc máy tính bằng linh kiện lấy từ đồng hồ, điện thoại cũ và các vật liệu tái chế khác.

Những câu chuyện phi thường trên con đường học vấn của vị giáo sư vĩ đại Stephen Hawking - Ảnh 3.

Cảm thấy chán nản vì... việc học quá dễ dàng

Stephen Hawking theo Đại học College ở Oxford nhưng học ngành Vật lý và Hóa học vì trường không có ngành Toán. Tháng 3/1959, ông tham gia kỳ thi và được trường cấp học bổng.

Tháng 10/1959, khi chỉ mới 17 tuổi, Stephen đã trở thành sinh viên Đại học Oxford. Trong 18 tháng đầu, ông luôn cảm thấy chán nản và cô đơn vì ít tuổi hơn các sinh viên khác và... việc học quá dễ dàng.

Những câu chuyện phi thường trên con đường học vấn của vị giáo sư vĩ đại Stephen Hawking - Ảnh 4.

"Nếu các vị cho tôi hạng nhất, tôi sẽ tới Cambridge. Nếu nhận hạng nhì, tôi sẽ ở lại Oxford. Vì thế, tôi hy vọng các vị cho tôi hạng nhất"

Stephen Hawking không chú trọng lắm việc học. Stephen Hawking ước tính rằng ông đã học chừng 1000 giờ trong 3 năm ở Oxford (tức trung bình 1 giờ/ngày). Thói quen học hành không ấn tượng này khiến cho các kì thi cuối kỳ của ông trở nên đáng ngại, và ông quyết định chỉ trả lời những câu hỏi vật lý lý thuyết và bỏ qua những câu đòi hỏi kiến thức thực tế.

Trong khi đó, để có thể trúng tuyển ngành Vũ trụ học tại Đại học Cambridge, ông cần một tấm bằng danh dự hạng nhất.

Kỳ thi diễn ra căng thẳng, kết quả của Hawking nằm giữa ranh giới hạng nhất và nhì. Ông cần thêm một bài thi vấn đáp để phân hạng.

Hawking lo lắng các giám khảo sẽ coi ông là thí sinh lười nhác, khó tính nên khi được yêu cầu mô tả kế hoạch tương lai, ông nói: "Nếu các vị cho tôi hạng nhất, tôi sẽ tới Cambridge. Nếu nhận hạng nhì, tôi sẽ ở lại Oxford. Vì thế, tôi hy vọng các vị cho tôi hạng nhất". Và Hawking nhận hạng nhất và bắt đầu theo đuổi chương trình tiến sĩ tại đại học hàng đầu nước Anh.

Những câu chuyện phi thường trên con đường học vấn của vị giáo sư vĩ đại Stephen Hawking - Ảnh 5.

Trở thành giáo sư vật ký của ĐH Cambridge ở tuổi 35

Năm 1975, ông trở lại Cambridge và trở thành giáo sư vật lý năm 35 tuổi. Năm 1976, ông nhận Huy chương Albet Einstein và bằng tiến sĩ danh dự từ Đại học Oxford.

Năm 1979, ông được bổ nhiệm chức danh Giáo sư Toán học Lucas, danh tiếng hàng đầu tại Đại học Cambridge, cũng như trên thế giới. Isaac Newton và Paul Dirac từng được bổ nhiệm chức danh này.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang