Phát hiện tảng đá 2 tỷ năm tuổi chứa vi sinh vật còn sống

Các vi khuẩn được tìm thấy trong một vết nứt kín trong khối đá cổ , được khai quật từ phức hợp đá lửa Bushveld ở Nam Phi.

Một phát hiện kỳ lạ tại Nam Phi đã hé lộ những sinh vật sống lâu đời nhất từng được phát hiện trên Trái Đất, nằm ẩn náu trong đá cổ đại 2 tỷ năm tuổi. Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Yohey Suzuki từ Đại học Tokyo dẫn đầu đã khám phá ra sự tồn tại kỳ diệu của các vi sinh vật này trong phức hệ Bushveld Igneous, nơi chứa 70% trữ lượng bạch kim toàn cầu.

Phát hiện đá 2 tỷ năm tuổi chứa vi khuẩn

Các nhà khoa học đã phát hiện ra các tế bào vi sinh vật sống sót trong các vết nứt bên trong đá, nhờ vào công nghệ khoan sâu 15 mét và thu thập mẫu lõi dài 30 cm. Phương pháp nhuộm ADN và phân tích quang phổ hồng ngoại đã được áp dụng để xác nhận các vi sinh vật không bị ô nhiễm từ bên ngoài trong quá trình khai quật hoặc phân tích.

Phát hiện đá 2 tỷ năm tuổi chứa vi khuẩn

Sự sống còn của những sinh vật này không chỉ là một bằng chứng cho thấy khả năng duy trì sự sống trong điều kiện khắc nghiệt của Trái Đất, mà còn mở ra khả năng tồn tại của sự sống trên các hành tinh khác, như sao Hỏa. Việc tàu thám hiểm Perseverance của NASA đang thu thập các mẫu đá cổ trên sao Hỏa giờ đây càng thêm phần hứa hẹn sau phát hiện này. Suzuki và đội ngũ của ông đang nóng lòng tìm hiểu thêm về khả năng này.

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang