Vì sao Valve nên làm các hậu bản thay vì một thương hiệu mới?

Cộng đồng hâm mộ đang không ngừng tìm hiểu về những dự án game sắp tới của Valve có thể là gì, nhưng có lẽ tốt nhất vẫn là sự trở lại của những thương hiệu cũ

Trong ngành công nghiệp game, mỗi hãng game đều phát triển một danh tiếng riêng của mình. Nintendo tạo ra những sản phẩm thân thiện với gia đình, From Software thích tạo ra các thử thách khó nhằn, và Valve ... chẳng thể đếm đến 3. Valve chắc chắn là một công ty đáng nể, khi đã đạt được rất nhiều thứ trong hơn 25 năm qua. Nền tảng game PC chắc chắn sẽ rất khác nếu không có một Steam phổ biến trường tồn để mang đến các trò chơi cho người hâm mộ, nhưng Valve cũng đã phát triển rất nhiều trò chơi cho riêng mình. Từ Team Fotress cho đến Left 4 Dead và Portal, Valve đã định hình nên rất nhiều trải nghiệm của game thủ giai đoạn đầu thập niên 2000.

Vì sao Valve nên làm các hậu bản thay vì một thương hiệu mới?

Đáng tiếc rằng những tựa game đó vẫn chưa có được các phần hậu bản mà người hâm mộ kì vọng. Không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của Steam thời gian qua, nhưng bản thân Valve dường như vẫn còn gặp rắc rối trong việc tạo nên một thương hiệu game mới, mà điển hình như tựa game thẻ bài Artifact ra mắt năm 2018 và không có được nhiều sức hút như các trò chơi xưa kia. Gần đây, chủ tịch của Valve là ông Gabe Newell đã tiết lộ hãng đang phát triển nhiều tựa game khác nhau, mang lại hi vọng cho cộng đồng game thủ. Nhưng liệu Valve sẽ tái định hình bản thân bằng việc tiếp tục khởi động những thương hiệu mới, hay lựa chọn quay trở lại với những dòng game cũ kĩ nhưng vẫn đậm sức hút? Có lẽ sẽ tốt hơn nếu Valve tập trung vào những Team Fortress 3, Left 4 Dead 3 hay Portal 3.

Vì sao Valve nên làm các hậu bản thay vì một thương hiệu mới? 2

Các phần hậu bản vẫn đang được chờ đợi

Lý do rõ nhất vì sao Valve có thể dựa vào những thương hiệu cũ, là vẫn có thị trường dành cho chúng. Người hâm mộ đã mong đợi Valve thực hiện Half-Life 3 nhiều năm trời, và có thể họ sẽ vẫn hào hứng nếu Valve thực sự làm như vậy. Một vài lựa chọn khác của hãng vẫn được chơi ở thời điểm hiện tại - dù đã hơn 10 năm nhưng Team Fotress 2 vẫn có một cộng đồng game thủ sôi động. Counter-Strike: Global Offensive cũng vẫn còn rất mạnh, có được một trong những môi trường cạnh tranh tích cực nhất của mọi tựa game FPS, và sự nổi lên gần đây của Back 4 Blood cho thấy vẫn có sự hứng thú trước thể các thể loại game mà Valve đã đi tiên phong nhiều năm liền.

Vì sao Valve nên làm các hậu bản thay vì một thương hiệu mới? 3

Valve đã nắm trong tay rất nhiều miếng bánh đầy giá trị. Nếu họ ra mắt một thương hiệu mới, chắc chắn người ta vẫn sẽ chú ý, nhờ vào lịch sử "dày cộm" của hãng. Nhưng trò chơi đó vẫn phải tự chứng minh cho chất lượng của chính mình. Thực tế, sự phổ biến của các thương hiệu cũ đến từ Valve có thể đang chống lại ý tưởng thực hiện một cái tên mới. Cộng đồng hâm mộ trông chờ vào trò chơi mà Valve đang thực hiện chắc chắn sẽ hi vọng chúng là những phần tiếp theo mà họ kì vọng từ lâu. Nếu không phải, đại bộ phận khách hàng sẽ thất vọng và mất hứng thú. Đây sẽ là một canh bạc nếu Valve có ý định bắt đầu thương hiệu game mới.

Vì sao Valve nên làm các hậu bản thay vì một thương hiệu mới? 4

Tiềm năng của Valve

Có một thực tế phải thừa nhận, là Valve vẫn biết cách làm game, với Half-Life: Alyx là minh chứng rõ nét nhất, khi trở thành một trong những tựa game lớn nhất năm 2020. Đây là lần đầu tiên Valve quay trở lại với Half-Life kể từ năm 2007 đến nay, và cũng là lần đầu tiên áp dụng công nghệ thực tế ảo cho thương hiệu này. Giới phê bình và cộng đồng hâm mộ đánh giá rất cao Half-Life: Alyx, qua đó giúp nó giành được giải Game VR hay nhất tại sự kiện The Game Awards 2020, vượt qua những đối thủ mạnh mẽ như Phasmophobia. Nhưng chất lượng của Half-Life: Alyx không phải thứ duy nhất khiến nó đáng nhớ, mà chính việc quay trở lại thương hiệu Half-Life của Valve đã khiến người ta tin rằng Gabe Newell đanh xem xét mức độ quan tâm của người hâm mộ với những cái tên cũ.

Vì sao Valve nên làm các hậu bản thay vì một thương hiệu mới? 5

Nó cũng cho thấy những trò chơi cũ của Valve vẫn có thể trở nên hấp dẫn nhờ vào công nghệ mới, và các tựa game như Portal với Half-Life xứng đáng được "port" sang thập kỷ mới. Với những người hâm mộ Valve, sự trở lại của Half-Life rõ ràng là một dấu hiệu tốt. Phản hồi tích cực cho Half-Life: Alyx có thể sẽ là thứ thúc đẩy Valve trở về với những thương hiệu cũ nhưng "chất", thay vì cố gắng bắt đầu thứ gì đó từ đầu. Tuy vậy, phần khó nhất của việc phát triển một hậu truyện là quyết định thời điểm bắt đầu. Nếu Valve gợi ý cho người hâm mộ về việc họ đang phát triển những phần tiếp theo mới, các cuộc tranh luận chắc chắn sẽ diễn ra sôi nổi xem nên làm Portal 3 trước hay Half-Life 3 trước. Dù Valve lựa chọn như thế nào đi nữa, họ vẫn sẽ dễ thở hơn với những tựa game mà người hâm mộ đã quen thuộc, thay vì làm điều gì đó hoàn toàn mới. Có rất nhiều nội dung của Valve mà người hâm mộ muốn thấy nhiều hơn nữa, và chắc chắn sẽ muốn sớm được thấy chúng.

Vì sao Valve nên làm các hậu bản thay vì một thương hiệu mới? 6

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang