Tiếp tục đến với danh mục những kẻ phản diện đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng game thủ xuyên suốt một năm qua
Null (The Legend of Zelda: Echoes of Wisdom)
Màn phiêu lưu đầu tiên của công chúa Zelda với tư cách nhân vật chính trong một trò chơi Legend of Zelda chắc chắn sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi nhân vật phản diện mới. Sinh vật máy móc bí ẩn Nulls đã phá vỡ khuôn mẫu truyền thống của các phiên bản Ganon và Vua Quỷ khác nhau, với thiết kế, động cơ được lấy cảm hứng từ phong cách kinh dị vũ trụ.
Những vết nứt hấp thụ thế giới của Null và sở thích tạo ra các sinh vật "tiếng vọng" nhằm thay thế cư dân ở Hyrule đã góp phần tăng thêm cảm giác căng thẳng và cấp bách, phản ánh hoàn hảo những khả năng của riêng Zelda do Tri Rod mang lại.
Pyramid Head (Silent Hill 2)
Một trong những kẻ thù biểu tượng nổi tiếng bậc nhất lịch sử game kinh dị đã phần nào được tái sinh nhờ vào phiên bản Silent Hill 2 Remake do Bloober Team thực hiện. Pyramid Head không chỉ là một kẻ phản diện từng tạo nên nỗi kinh hoàng cho biết bao thế hệ yêu thích thương hiệu Silent Hill, mà chất lượng hình ảnh của phiên bản làm lại này còn khiến cho con quái vật trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết.
Pyramid Head đại diện cho cảm giác tội lỗi, mong muốn bị trừng phạt của James, và điều này được phản ánh một cách hoàn hảo thông qua việc người chơi cần trốn thoát sự truy đuổi của con quái, chỉ để sau đó đối mặt với hai phiên bản của nó trong màn đấu trùm căng thẳng cuối game.
Sephiroth (Final Fantasy 7 Rebirth)
Thường được xem là một trong những kẻ phản diện nổi bật nhất trong mọi thời đại, Sephiroth tiếp tục tỏa sáng dưới góc nhìn mới của Final Fantasy 7 Rebirth. Square Enix đã phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, đó là khắc họa công lý cho gã phản diện trong cốt truyện của phiên bản hiện đại.
Nhưng trò chơi còn vượt xa cả thành công dự kiến khi nắm bắt được bản chất đáng sợ và quá khứ bi thương của Sephiroth, ngay từ khoảnh khắc người chơi bắt đầu nhiệm vụ mở màn, cho đến cuộc chạm trán đầy cảm xúc cuối game với Sephiroth Tái Sinh sau khi hắn hạ sát Aerith.
Solas (Dragon Age: The Veilguard)
Solas là một phản diện khác tiếp tục đi theo xu hướng có sự kết nối với nhân vật chính. Rook và Solas đã gắn kết chặt chẽ với nhau thông qua một nghi lễ máu ở giai đoạn ban đầu của cốt truyện game. Solas bị giam giữ bên trong Fade vì sự gián đoạn của nghi lễ nhằm mục đích phá hủy Veil.
Mối liên hệ giữa Rook và Solas hé lộ thêm những ký ức về quá khứ kẻ phản diện, phần nào làm sáng tỏ tính cách nhân vật. Điều này khiến cho người chơi bày tỏ sự cảm thông khi Solas hỗ trợ ngăn chặn Elgar'nan và Ghilan. Nhưng sự thông cảm đó đã hoàn toàn biến mất khi Solas phản bội Rook, buộc người chơi trói hắn vào Veil để ngăn chặn nó sụp đổ.
Yutaka Yamai (Like a Dragon: Infinite Wealth)
Like a Dragon: Infinite Wealth là một câu chuyện về sự chuộc tội theo nhiều cách khác nhau, với Yutaka Yamai có lẽ là nhân vật thể hiện chủ đề này rõ nét nhất. Được giới thiệu với vai trò phản diện và thủ lĩnh băng Yamai Syndicate ở Hawaii, câu chuyện quá khứ của Yamai được tiết lộ xuyên suốt quá trình chơi. Dần dần, người chơi bắt đầu đồng cảm hơn với anh về việc bị người yêu phản bội sau khi giết chết thủ lĩnh gia tộc, buộc phải rời Nhật Bản đến Hawaii.
Trải qua nhiều lần đối đầu, cuối cùng Yamai trở thành đồng minh thông qua sự tôn trọng dành cho Kasuga và sự tôn kính đối với Kiryu, quyết định giúp họ đưa Akane với Lani về lại Nhật Bản, trước khi đối mặt quá khứ của mình, tự thú vì những điều đã làm.