Top 10 tựa game kinh dị cổ điển hay nhất (Phần cuối)

Tiếp tục đến với những tựa game kinh dị cổ điển cực kì hấp dẫn, đã tạo nên dấu ấn cho riêng mình ngay khi ra mắt

Xem lại phần 1 tại đây

6. Sanitarium (1998)

Top 10 tựa game kinh dị cổ điển hay nhất Phần cuối

Trong tựa game phiêu lưu chỉ-và-chọn đầy khó chịu Sanitarium, nhân vật chính Max dính vào một cụ tai nạn xe hơi, và sau đó tỉnh dậy trong một bệnh viện tâm thần với trí nhớ bị tổn thương nặng nề. Người chơi sẽ giúp Max khám phá bí ẩn trong quá khứ của anh, bằng cách giải quyết các câu đố và điều tra một số địa điểm đáng sợ. Trong khi gameplay bị chỉ trích vì quá đơn giản, Sanitarium vẫn tạo được dấu ấn nhờ vào không khí kinh dị bao trùm của nó, và cũng nhờ vào một phiên bản tái ra mắt trên điện thoại một vài năm sau đó, game không quá khó để tìm thấy.
 

7. Splatterhouse (1988)

Top 10 tựa game kinh dị cổ điển hay nhất Phần cuối  2

Ban đầu được ra mắt trên hệ máy thùng tại Nhật vào năm 1988, Splatterhouse là một tựa game đi cảnh chặt chém 2D, trong đó nhân vật chính là cậu học sinh trung học Rick Taylor, sử dụng sức mạnh bí ẩn của Terror Mask - lấy cảm hứng từ Jason Voorhees - để tiêu diệt vô số các sinh vật siêu nhiên. Tính bạo lực của game đã gây nên vô số tranh cãi khi ra mắt, dẫn đến việc nó đã bị “che” khi ra mắt ở các quốc gia bên ngoài Nhật Bản. Một bản tái khởi động được ra mắt vào năm 2010, nhưng cuối cùng không thể “bắt” được sự thành công và phổ biến của tựa game gốc.
 

8. Sweet Home (1989)

Top 10 tựa game kinh dị cổ điển hay nhất Phần cuối  3

Vài năm trước khi Alone in the Dark Resident Evil ra mắt trên thị trường, các game thủ Nhật Bản đã được giới thiệu với tựa game được xem là ví dụ đầu tiên của một tựa game kinh dị - sinh tồn, Sweet Home. Dựa vào một bộ phim kinh dị cùng tên cực kì phổ biến ở Nhật, Sweet Home là một câu chuyện đáng sợ về một đội thám hiểm đang khám phá một căn biệt thự bị ma ám. Với lối chiến đấu trong những tựa game nhập vai Nhật Bản truyền thống và những yếu tố của một tựa game kinh dị - sinh tồn như giải đố và quản lý kho đồ, Sweet Home là một “con quái vật” độc đáo vẫn có khả năng truyền tải nỗi sợ hãi đến tận ngày hôm nay.
 

9. The 7th Guest (1993)

Top 10 tựa game kinh dị cổ điển hay nhất Phần cuối  4

The 7th Guest được xem là một cuộc cách mạng khi nó ra mắt vào năm 1993, nhờ vào đồ họa tiên tiến và sử dụng video live-action. Tương tự một vài game khác trong danh sách này, The 7th Guest cho người chơi khám phá một biệt thự đáng sợ, giải đố và hé lộ một bí mật trên đường đi. “Bị” xem là một “sát thủ” với những ổ cứng CD-ROM thời đó, tầm quan trọng của The 7th Guest trong ngành công nghiệp game là không thể chối bỏ. Những ai muốn tìm hiểu về nó có thể tải phiên bản trên điện thoại, và những ai thật sự sẵn sàng cho một tựa game mới theo phong cách này nên để tâm đến một phần tiếp theo do người hâm mộ thực hiện, The 13th Doll, hiện đang trong quá trình phát triển sau một chiến dịch góp vốn thành công trên Kickstarter.
 

10. Zombies Ate My Neighbors (1993)

Top 10 tựa game kinh dị cổ điển hay nhất Phần cuối  5

Khi các sinh vật đáng sợ tấn công khu phố của Zeke Julie, bộ đôi này phải hợp tác với nhau để đẩy lùi chúng và cứu những người hàng xóm của mình. Là một tựa game bắn súng dành cho gia đình và bạn bè, Zombies Ate My Neighbors mang đến trải nghiệm lối chơi co-op gây nghiện, một số quái vật mang tính biểu tượng như zombies và người ngoài hành tinh, cũng như một loạt các món vũ khí kì dị để hạ gục chúng.
 

Có thể nói, game kinh dị luôn là một phần của ngành công nghiệp trò chơi điện tử, và trong một số trường hợp còn có sức tác động khổng lồ và tầm quan trọng lớn khi ra mắt. Trong khi một số game thủ có thể đang hài lòng với những bom tấn game kinh dị hiện đại, luôn là một điều thú vị khi quay lại với những cái tên cổ điển chất lượng cao đã được liệt kê.

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang