Một số thông tin về Hội Sát thủ Ai Cập trong Assassin's Creed Origins

Là tổ chức sát thủ lâu đời nhất trên thế giới, Hội sát thủ Ai Cập có mối quan hệ với nhiều đời sát thủ khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Altair, Ezio và Arno Dorian

Trong Assassin’s Creed Origins, chúng ta sẽ được làm quen với một tổ chức sát thủ cực kì lâu đời: Tổ chức Sát thủ của Ai Cập cổ đại. Đây là một trong số rất ít những hội sát thủ có “niên đại” hơn 1000 năm. Hãy cùng tìm hiểu một chút về nơi đã đào tạo nên nhân vật chính của chúng ta, Bayek.

Hội Sát thủ Ai Cập trong Assassin's Creed Origins có "niên đại" khoảng hơn 1000 năm
Hội Sát thủ Ai Cập trong Assassin's Creed Origins có "niên đại" khoảng hơn 1000 năm

Lịch sử

Ai Cập cổ đại

Theo một số tài liệu lịch sử, Hội Sát thủ thuộc nhánh Ai Cập cổ đại dường như đã tồn tại ít nhất từ Thế kỷ 2 (Từ năm 101 đến hết năm 200) trước Công Nguyên. Vào năm 196 trước Công Nguyên, vua Ptolemy đời thứ 5 của Memphis đã ban hành một sắc lệnh, được khắc trên phiến đá Rosetta Stone. Nó được khám phá bởi một người lính tên Pierre-Francois Bouchard, trong cuộc viễn chinh của Napoleon Bonaparte tới Ai Cập. Nội dung trên phiến đá được giải thích bởi học giả Jean-Francois Champollion, giúp người đời sau hiểu được những chữ tượng hình của Ai Cập. Bằng một cách nào đó, phe Templar đã mua được một phần bị mất tích của phiến đá này. Champollion, một đồng minh của Hội Sát thủ, đã khám phá ra phần bị mất đó chứa đựng những thông tin quan trọng liên quan đến các sát thủ. Hội đồng Sát thủ quyết định giao cho Arno Dorian nhiệm vụ lấy lại mảnh đá đó, với sự trợ giúp của Champollion.

Phiến đá Rosetta Stone có chứa thông tin về Hội Sát thủ Ai Cập
Phiến đá Rosetta Stone có chứa thông tin về Hội Sát thủ Ai Cập

Kỉ nguyên Hồi giáo

Vào đầu thế kỷ 11, tổ chức sát thủ Ai Cập đã tiếp nhận Cây Quyền trượng của Aset, từng biến mất trong một vụ đắm tàu của người La Mã và được tìm thấy bởi một người đánh cá. Cây quyền trượng ban đầu thuộc sở hữu của Isis, một thành viên nổi tiếng của Nền Văn minh Đầu tiên, được tôn thờ bởi cư dân Ai Cập. Vào thế kỷ thứ 2, cây quyền trượng và The Ankh (một Piece of Eden có khả năng chữa lành bệnh tật và hồi sinh người chết) nằm trong tay của Lugos, người sáng lập ra Liberalis Circulum, tiền thân của Hội Sát Thủ. Đáng tiếc rằng The Ankh đã mất tích trong một vụ đắm tàu ngoài khơi một hòn đảo nhỏ ở Địa Trung Hải

Hai thập kỷ sau đó, vào năm 1250, vẫn ở Ai Cập, hội Sát thủ đã đưa cây quyền trượng này cho những người Mamluk để giúp họ chống lại những luật lệ hà khắc của lãnh chúa Ayyubid. Vào năm 1257, Darim Ibn-La’Ahad, con trai của người cố vấn của hội sát thủ ở Levantine, Altair Ibn-La’Ahad, chuyển tới Alexandria sau khi hội sát thủ tại đây giải thể. Darim sống cùng với góa phụ của người anh trai đã qua đời và những đứa con của cô ấy, dẫn đến việc dòng máu của họ hòa vào Hội sát thủ Ai Cập.

Hình ảnh một người Mamluk sử dụng sức mạnh Quyền trượng của Aset
Hình ảnh một người Mamluk sử dụng sức mạnh Quyền trượng của Aset

Vào năm 1340, sau khi cây quyền trượng của Aset đã tồn tại gần 1 thập kỷ thuộc quyền sở hữu của Mamluks Sultans, phe Templar đã trộm nó, và Hội Sát thủ tin tưởng giao cho Numa Al’Khamsin cùng với người sát thủ tập sự Ali Al-Ghraib nhiệm vụ tìm ra cây quyền trượng. Một năm sau đó, Numa Al’Khamsin cuối cùng đã lấy lại được cây quyền trượng từ tay Templar, và cùng với Ali đi tới thành phố Edfu, nằm ở bờ Tây sông Nile. Đây là một ngôi đền phức tạp của Ai Cập Cổ đại. Numa giao cho Ali nhiệm vụ canh giữ cây quyền trường trong đền, còn bản thân ông bị cầm tù vì tự ý giữ cây quyền trượng. Trong lúc đó, phe Templar tập kích ngôi đền và tra tấn Ali, đồng thời giăng bẫy Numa.

Khi quay trở lại ngôi đền, Numa đã bị lừa và giết bởi Leila, một thành viên của Templar. Còn Ali lại được tha bổng, và đã bỏ trốn cùng với Cây quyền trượng dấu bên trong lớp băng bó cánh tay của cậu ta. Sau đó Ali quyết định ném cây quyền trượng vào một cái giếng gần EdfuLeila đã nỗ lực tìm cách lấy lại cây quyền trượng, nhưng nó đã nằm lại ở đây cho đến ngày nay.

Numa Al'Khamsin (bên trái) đang nói chuyện với một Sát thủ già
Numa Al'Khamsin (bên trái) là người đang nói chuyện với một Sát thủ già

Vào năm 1511, Iskender, một hậu duệ của Altair Ibn-La’Ahad, trở thành lãnh đạo Hội Sát thủ Ai Cập. Ông bị bắt giữ và xử tử trong năm đó, nhưng đã được cứu bởi các sát thủ Ottoman, được cử đến từ Constantinople bởi chính Ezio Auditore da Firenze. Đến năm 1794, Hội Sát thủ Ai Cập được dẫn dắt bởi một người được gọi là Al Mualim (Không phải Al Mualim của Hội Sát thủ Levantine đâu nhé), và đặt trụ sở tại Cairo. Arno Dorian, Master Assassin (Danh hiệu cao nhất trong Hội Sát thủ) đã gửi đi một trong số những đồng đội của mình thuộc Hội Sát thủ Pháp đến thành phố Cairo, cùng với Apple of Eden để giữ nó được an toàn tại đây. 

Các thành viên

Lực lượng Ai Cập: Aya, Bayek (và Senu), Tahira, Phanos the Younger, Pasherenptah, Phoxidas.

Lực lượng Mamluk: Ali Al-Ghraib, Darim lbn-La’Ahad, Iskender, Numa Al’Khamsin, một sát thủ già và một sát thủ bí mật.

Vương quốc Ottoman: Al Mualim

Theo Infonet.vn

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang