Trung Quốc cáo buộc Intel sử dụng lỗ hỗng CPU để gây hại an ninh quốc gia

Một nhóm an ninh mạng Trung Quốc cáo buộc Intel theo dõi người dùng và hành động "vô trách nhiệm" trong việc xử lý các lỗ hổng CPU đã biết.

Theo một tuyên bố được công bố vào thứ Tư, Hiệp hội An ninh mạng Trung Quốc (CSAC) đã bày tỏ sự không hài lòng với Intel và đang yêu cầu đánh giá toàn diện các sản phẩm của công ty này. Điều này xuất phát từ những lo ngại về lỗ hổng bảo mật liên quan đến các chip của Intel như GhostRace, NativeBH và Indirector. Trong đó, GhostRace ảnh hưởng đến tất cả các CPU và hệ điều hành, còn Indirector chỉ ảnh hưởng đến các dòng CPU Intel hiện đại như Raptor Lake và Alder Lake.

Trung Quốc cáo buộc Intel sử dụng lỗ hỗng CPU để gây hại an ninh quốc gia

CSAC khuyến nghị tiến hành đánh giá an ninh mạng đối với các sản phẩm của Intel được bán tại Trung Quốc để bảo vệ an ninh quốc gia và quyền lợi người tiêu dùng Trung Quốc. Nhóm này cũng chỉ trích phản ứng của Intel trước các lỗi CPU gần đây, cho rằng công ty đã "vô trách nhiệm với khách hàng". Họ cáo buộc Intel lợi dụng thị trường Trung Quốc để thu lợi nhuận nhưng lại gây tổn hại đến lợi ích và an ninh quốc gia của nước này, trong khi khoảng 25% doanh thu của Intel đến từ Trung Quốc.

CSAC cũng nghi ngờ rằng Intel đang sử dụng các tính năng từ xa để theo dõi người dùng, đồng thời chỉ trích công ty về việc tham gia vào Đạo luật Khoa học và Chip của chính quyền Biden, một sáng kiến nhằm trẻ hóa ngành sản xuất chất bán dẫn tại Mỹ và cung cấp cho Intel 8,5 tỷ đô la tài trợ.

Mặc dù CSAC không phải là cơ quan trực thuộc chính phủ Trung Quốc, nhưng tổ chức này có thể ảnh hưởng đến các quyết định của Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc, tương tự như trường hợp cấm Micron trước đây. Điều này cũng không quá bất ngờ trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc về các chip AI, khi Hoa Kỳ cấm xuất khẩu các chip tiên tiến sang Trung Quốc vào năm 2022.

Trung Quốc cáo buộc Intel sử dụng lỗ hỗng CPU để gây hại an ninh quốc gia

Trung Quốc hiện đang dần loại bỏ các chip do Mỹ sản xuất như Intel và AMD khỏi các hệ thống máy tính và mạng lưới truyền thông của chính phủ. Trong khi đó, Mỹ cũng coi các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Ngoài ra, Intel cũng phải đối mặt với những thách thức tại Mỹ khi bị kiện bởi khách hàng về lỗ hổng Downfall, một lỗ hổng mà công ty này bị cáo buộc đã không tiết lộ. Mặc dù Intel đã giải thích rằng vấn đề này liên quan đến mã lỗi thay vì phần cứng, công ty đã phải gia hạn bảo hành và thậm chí sa thải 15.000 nhân viên vào mùa hè năm nay.

Dù gặp nhiều khó khăn, Intel vẫn ghi được những hợp đồng kinh doanh mới, trong đó có thỏa thuận với Amazon để sản xuất chip AI cho đơn vị điện toán đám mây của Amazon vào tháng trước.

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang