So sánh điểm khác nhau giữa Dota Underlords và Auto Chess Mobile về chiến thuật mà bạn cần biết

Với việc ra mắt song song với anh em trước đây, Dota Underlords và Auto Chess Mobile có rất nhiều điểm khác nhau về cả quân, trang bị và chiến thuật tổng thể mà các game thủ nên biết đến để tránh áp dụng nhầm lẫn khi chuyển đổi giữa 2 game nhé.

So sánh điểm khác nhau giữa Dota Underlords và Auto Chess Mobile về chiến thuật mà bạn cần biết

Với khá nhiều khác biệt về cả nhân vật lẫn lối chơi nói chung, hãy cùng điểm qua những khác biệt lớn nhất giữa Dota Underlords (Underlords) và Auto Chess Mobile (ACM) có ảnh hưởng đến chiến thuật và cơ chế chung của game - do đó các yếu tố như giao diện, nhân vật, số hệ...sẽ không được nhắc đến nhé. Hãy cùng xem ngay dưới đây.

Trang bị buff Global (Global Item)

Điểm khác biệt lớn và rõ nhất giữa Underlords và ACM chính là Global Item. Bên cạnh hệ thống trang bị cho từng hero, Underlords còn có một hệ thống trang bị buff "nội tại" khá đa dạng tùy theo mục đích mà bạn muốn nâng.

So sánh điểm khác nhau giữa Dota Underlords và Auto Chess Mobile về chiến thuật mà bạn cần biết 2

Một số Global Item Tier cao khá mạnh (như Final Flash cho Mage, bất tử 2s cho Warrior hay gây thêm 1 sát thương cho nhân vật theo số lượng vật triệu hồi cho team sở thú/Naruto), tuy nhiên việc mua các Global Item cũng là kèo cược khá lớn khi bạn phải bỏ qua cơ hội cho Hero thêm Item mới để đổi lấy các buff Global Item này. Nếu ra đúng Alliance theo trang bị đó thì tốt, nhưng nếu không ra trúng thì bạn cũng chỉ bỏ qua mà không thể chịu đấm ăn xôi ráng chờ cờ được.

Trang bị dễ kiếm nhưng chỉ được chọn 1

Một điểm khác quan trọng nhất là Underlords không cần phải ghép trang bị và thuộc công thức ghép như trước nữa, tuy nhiên bạn cũng chỉ cho 1 Hero 1 trang bị duy nhất thôi chứ không dồn cho 1 con nữa. Điều này phá đi lối chơi "1 carry chính" của ACM (1 troll warlord hay 1 DK cân tất) mà buộc bạn phải rải đều ra các hero khác cùng nhau mạnh theo chiến thuật hơn.

So sánh điểm khác nhau giữa Dota Underlords và Auto Chess Mobile về chiến thuật mà bạn cần biết 3

Với chỉ 1 trang bị, bạn có thể cho nhiều hero khác cơ hội tỏa sáng hơn thay vì chỉ là 1 carry chính. Ví dụ với Bloodseeker, bạn có thể chọn hướng tăng sát thương hoặc tốc độ đánh trước các team cục súc trâu bò và cho BKB để người khác xài, nhưng nếu chỉ còn các team Mage khống chế nhiều thì có thể tự do chuyển BKB qua cho hắn để đi sát tốt hơn, trong khi các trang bị sát thương cho người khác dùng.

Cách mà các buff Aliance hoạt động

Điểm khác nhau lớn khác của cả 2 game chính là các buff của Alliance/Class hoạt động. Trong Underlords, bạn còn cần chú ý đặc biệt đến vị trí đặt cờ trên bàn - đặc biệt là với Knight khi chỉ hưởng buff lợi khi đứng cạnh nhau và mất buff ngay khi vào trận khi tất cả đều phân tản ra mà đánh. Điều này khiến một số Alliance phụ thuộc vào vị trí gần nhau rất dễ ăn full sát thương từ các Line up Mage với sát thương rất cao vào cuối game.

So sánh điểm khác nhau giữa Dota Underlords và Auto Chess Mobile về chiến thuật mà bạn cần biết 4

Một buff khác hoạt động khá lạ lùng là Druid với cơ chế nâng cấp sao của một Hero hệ Druid ngẫu nhiên thay vì giảm số hero tăng cấp như ACM. Để xem thêm chi tiết thì vào đây nhé:

Ảnh hưởng lớn về vị trí đặt Hero

Trong ACM, một trong các cách đặt hero hiệu quả nhất vào cuối game là trải đều ra để không bị tập trung vào 1 điểm và clear hết 1 lần, tuy nhiên chiến thuật này lại không hề hiệu quả trong Underlords khi các quân phải đứng gần nhau để hưởng buff lợi từ aura hoặc trang bị của nhau. Điều này khiến các Hero khống chế tốt như Kunkka, Tide, Medusa, Disruptor, Enigma càng hiệu quả hơn và khắc chế lẫn nhau (theo các đội hình Mage, Assassin, trâu bò, sở thú...).

So sánh điểm khác nhau giữa Dota Underlords và Auto Chess Mobile về chiến thuật mà bạn cần biết 5

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang