Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản.

Hôm nay hãy cùng lag.vn tìm hiểu cách tăng sức mạnh cho máy tính của mình qua việc ép xung CPU, dạng ép xung phần cứng phổ biến nhất.

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản.

Chào mừng trở lại với Overclocking for Dummies. Loạt bài “...for Dummies” sẽ giới thiệu một cách đơn giản nhất những gì cá nhân mình biết cũng như hướng dẫn sơ bộ về các kiến thức máy tính để anh em mới bắt đầu tìm hiểu máy tính tham khảo. Hôm nay hãy cùng lag.vn tìm hiểu cách tăng sức mạnh cho máy tính của mình qua việc ép xung CPU, dạng ép xung phần cứng phổ biến nhất.

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản. 2

Ép xung CPU chủ yếu tập trung vào “Core Frequency” (nếu không hiểu các bạn có thể tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản của OC tại đây). Nhưng từ thế hệ CPU thứ 6 - Skylake, người dùng có thể thoải mái tùy chỉnh cả “Base clock” để tăng cao hiệu suất. Tuy nhiên để OC CPU thành công cần bỏ nhiều thời gian nghiên cứu sâu về các mặt khác chứ không phải chỉ “nâng số” lên là được.

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản. 3
ASUS Dual Intelligent Processors 5

Nhưng nếu anh em không muốn phải tốn thời gian suy nghĩ thì đã có các phần mềm hỗ trợ OC ngay trong Windows hoặc BIOS tùy nhà sản xuất mainboard. Asus có Dual Intelligent Processors, MSI có OC Genie, Gigabyte có OC Guru,.... Chỉ cần tải phần mềm download và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất là anh em đã có một CPU được OC, sẵn sàng sử dụng một cách ổn định, lâu dài.

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản. 4
OC tự động ngay trong BIOS

Nhưng hiệu quả của các phần mềm OC tự động không thể so sánh với việc tự tay nâng từng số, cảm giác chờ đợi hoàn thành stresstest hay đơn giản là không bị “màn hình xanh” khi sử dụng. OC “tay” đòi hỏi nhiều thời gian hơn cũng như sự kiên nhẫn của anh em nhưng kết quả đem lại hoàn toàn xứng đáng với những gì bỏ ra. Cùng đi vào chi tiết cách OC CPU an toàn nào.

Trước tiên cần chuẩn bị các công cụ cần thiết để phục vụ ép xung. Cũng giống như OC RAM, OC CPU cần mainboard hỗ trợ ép xung. Phía Intel có các mainboard sử dụng chipset dòng Z như Z77, Z87, Z97, Z170, Z270 hay chipset X79, X99 và sắp ra mắt là X299 cho máy tính để bàn cao cấp. Về phần AMD đời cũ trước Ryzen thì mình không đề cập tới vì đơn giản nó đã quá cũ và ít người dùng. Còn nếu sử dụng nền tảng Ryzen hoặc sắp ra mắt là Threadripper thì hãy dùng các mainboard chipset B350 hay X370 và sắp tới là X399.

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản. 5
ASUS Z170 Deluxe

Tiếp theo các bạn phải có trong tay CPU Intel có thể ép xung, cụ thể là các CPU có ký tự K, X, XE phía sau. AMD thì thoải mái hơn, chỉ cần mainboard phù hợp là được.

Phần tản nhiệt cũng nên được lưu tâm vì nhiệt độ khi CPU hoạt động càng thấp thì “khoảng trống” để có thể tăng xung nhịp cho CPU càng cao. Thông thường thì khả năng ép xung CPU có thứ tự Tản nhiệt nước > Tản nhiệt khí “after-market” > Tản “stock” bán kèm CPU. Anh em có thể nghiên cứu thêm về tản nhiệt tại đây. Ngoài ra nên dùng lớp kem tản nhiệt loại tốt để lượng nhiệt được phân phối đều trên bề mặt tiếp xúc giữa CPU và heatsink trên tản nhiệt.

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản. 6
Cooler Master Nepton 280L

Một điều đáng lưu ý nữa là khi OC CPU lên xung nhịp càng cao thì khả năng OC RAM của bạn lên tốc độ cao hơn sẽ càng thấp. Khó mà có thể đạt được tốc độ cao trên cả 2, lưu ý nhá. Để tối ưu thì nên OC CPU lên xung nhịp chạy ổn định nhất rồi hãy OC RAM.

Cấu hình thử nghiệm:

Intel Core i7 6700K

RAM 4x4GB Adata XPG @ 2400 MHz

Mainboard ASUS Z170 Deluxe

Tản nhiệt nước AIO Cooler Master Nepton 280L

Nguồn Cooler Master V650

Trước tiên cần phải vào được BIOS cái đã. Spam delete hay F10 hay F2 (tùy mainboard) liên tục nhé.

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản. 7
Del, Del, Del!!!!!!

Đây là mainboard ASUS nên sẽ hướng tới Advanced Mode (nhấn F7) và vào mục Ai Tweeker. Ở các mainboard khác, anh em cũng làm sao vào được phần OC nhé. Hướng tới phần Ai Overclock Tuner và lựa chọn XMP. Điều này giúp mở khóa các chức năng OC, có luôn cả RAM sẽ chạy ở mức xung nhịp cao nhất nhé.

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản. 8

Tiếp theo hướng tới phần CPU Core Ratio và chọn Sync All Core. Có thể tùy chỉnh từng mức xung nhịp cho từng nhân nhưng sẽ tốn thời gian hơn cũng như khó khăn hơn trong việc tùy chỉnh. Tốt nhất nên Sync All Core cho tiện.

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản. 9

Giờ đây anh em đã có thể tùy chỉnh Core Ratio Limit lên mức mong muốn. Xung nhịp của CPU sẽ bằng CKLK Frequency (Mặc định là 100) nhân với Core Ratio (i7 6700K mặc định là 40).

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản. 10

Nên khởi đầu với mức xung nhịp 4.5 GHz, vì thế sẽ nhập vào phần Core Ratio Limit số 45.

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản. 11

Tiếp theo kéo xuống bên dưới, chọn phần Core/Cache Voltage và chọn Manual Mode. Lượng điện vào CPU này nên dao động từ 1.2 - 1.4 V mà thôi (mức tối đa có thể là 1.42V). Tuy nhiên nên lưu ý tới nhiệt độ CPU vì Voltage càng cao CPU càng tỏa nhiệt càng cao. Vì thế có tản nhiệt thật tốt hãy nâng lên cao nhé. Ở đây mức điện vào CPU là 1.325V.

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản. 12

Lưu lại cài đặt và ra khỏi BIOS.

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản. 13

Cơ bản là bạn đã OC xong rồi đó. Việc còn lại là vào hệ điều hành để xem hệ thống hoạt động có ổn định không. Cần dùng các phần mềm stresstest và theo dõi hệ thống như AIDA64, CPU-Z, HWMonitor,.... để kiểm tra độ ổn định hệ thống. Ngoài ra cũng nên chơi thử một số tựa game quen thuộc hàng ngày để kiểm tra. Chạy stresstest khoảng 15 phút. Nếu bạn KHÔNG gặp tình trạng màn hình xanh, hệ thống tự động “shut down”, bị giật lag khi sử dụng bình thường hay phần mềm báo cho bạn biết hệ thống hoạt động không ổn định thì chúc mừng bạn đã cơ bản Overclock thành công CPU của mình.

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản. 14
AIDA64

Anh em có thể quay về BIOS và tiếp tục “nâng nhẹ” các thông số tương tự như các bước trên. Nếu hệ thống bị “crash”, hãy giảm CPU Voltage xuống một chút và vào lại hệ thống. Khi đã vào được, tiếp tục chạy stresstest lâu hơn để kiểm tra độ ổn định của hệ thống và nên dùng hơn 2 phần mềm để kiểm tra. Nếu hệ thống hoạt động ổn định sau thời gian dài chạy stresstest thì bạn đã có thể thở phào nhẹ nhõm và sử dụng máy tính hàng ngày mà không lo có lỗi.

Overclocking for Dummies phần 3: Ép xung CPU cơ bản. 15
Tốt nhất là không nên thấy tình trạng này sau khi OC

Hy vọng anh em có thể tìm được cho mình xung nhịp ổn định nhất để sử dụng hàng ngày. Cùng đón đọc những bài viết về ép xung dành cho người mới tại lag.vn nhé. Các bài viết trước các bạn có thể xem qua ở link sau:

Ngoài ra, sự kiện Extreme PC Master 2017 Mùa 3 sẽ tổ chức vào đầu tháng 7 sắp tới cũng là một sân chơi Overclocking với quy mô toàn quốc không thể bỏ qua. Hãy tham gia ngay để có cơ hội trải nghiệm và dự thi tại sự kiện này để thử sức mình nhé. Cuộc thi đã bắt đầu rồi đấy! Mọi chi tiết bạn đọc có thể xem ngay tại đây:

Jelly Donuts

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Nguyễn Võ Bảo Phương

Netflix - nền tảng phát trực tuyến hàng đầu thế giới, đang từng bước thử nghiệm đưa các bộ phim của mình lên màn ảnh rộng, mở ra cơ hội mới cho các tựa phim độc quyền. Gần đây, thỏa thuận hợp tác giữa Netflix và IMAX đã được công bố là bước đầu trong chiến lược này. Cùng xem nhé!

Phim Ảnh
Lên đầu trang