Các thuật ngữ thường gặp trong Tùy Chỉnh đồ họa trong game

Hãy cùng Lag.vn tìm hiểu các tùy chỉnh và cài đặt đồ họa trong game thật sự có ý nghĩa gì và làm cách nào để tùy chỉnh chúng cho phù hợp nhất với sức mạnh phần cứng của anh em hiện tại

Các thuật ngữ thường gặp trong Tùy Chỉnh đồ họa trong game

Resolution (độ phân giải)

  • Có nhiều độ phân giải, phần lớn là tùy thuộc vào độ phân giải gốc của màn hình (native) mà ta sẽ tùy chỉnh các setting khác cho phù hợp. Các độ phân giải phổ biến hiện nay sẽ là HD (1280 x 720 hay 720p), Full HD (1920 x 1080 hay 1080p), 2K (2560 x 1440 hay QHD) và 4K (3840 x 2160 hay UHD)

DirectX

  • Thư viện đồ họa cho game. Càng mới thì càng nhiều hiệu ứng và tận dụng phần cứng tốt hơn và tất nhiên là nặng hơn.

V-Sync

  • V-sync không đơn giản là khóa FPS cho cùng với Refresh rate của màn hình, mà nó ra lệnh cho card đồ họa xuất đúng bao nhiêu FPS (không giống như FPS lock, vốn chỉ giới hạn khung hình khi card đồ họa đã dựng xong). Nếu máy các anh em không đảm bảo được 60FPS thì khi bật V-sync, hiệu năng sẽ giảm rõ rệt so với khi không bật, và cũng gây hiện tượng mouse lag nhiều hơn.

Texture quality

  • Chất lượng vân bề mặt. Tốn tài nguyên card màn hình kha khá.

Shader quality

  • Chất lượng ánh sáng phủ lên bề mặt vật thể. Các vật thể bóng như xe, mặt đường dưới trời mưa, quần áo khi ở dưới nước lên...sẽ trông giống thật hơn.

Các thuật ngữ thường gặp trong Tùy Chỉnh đồ họa trong game 2

Shadow quality

  • Chất lượng bóng đổ, rất ngốn tài nguyên khi để cao, nhưng mỗi mức setting ảnh hưởng rất rõ đến bóng đổ.

Reflection quality

  • Chất lượng phản chiếu: xe hơi, mặt đường, nước, gương sẽ phản chiếu thật như ngoài đời. Cái này có thể không quan trọng với nhiều người vì ít ai thực sự để ý kỹ mức phản chiếu này.

Soft Shadow

  • Khiến bóng đổ thật hơn. NVIDIA PCSS (Percentage-Closer Soft Shadows) mô phỏng bóng đổ ngoài đời thật: để ý nhân vật chính đứng trên đường dưới trời nắng thì bóng càng gần nhân vật (chân) sẽ càng rõ, càng xa nhân vật (đầu) càng mờ. Cây cao đổ bóng trên đường cũng giống ngoài hơn.

Ambient occlusion

  • Mô phỏng bóng đổ ở góc cạnh các vật thể hoặc giữa chúng và môi trường xung quanh, vì việc tạo bóng đổ "thật" ở vô số các góc cạnh và vật thể này rất ngốn tài nguyên nên AO sẽ tạo một phần tối ở những nơi này, trông giống như có bóng đổ. Mình chỉ thấy nó giúp ích ở những nơi có cây cỏ nhiều.

Anti-aliasing - AA

  • Khử răng cưa khiến cho các góc của vật thể mượt hơn. Rất tốn tài nguyên. Ngoài ra còn có MSAA (Multisample AA), FXAA (Fast-Approximate AA), TXAA (Temporal AA) đều tạo ra để làm mượt các góc cạnh, giúp cho vật thể mượt và ít răng cưa hơn.

Các thuật ngữ thường gặp trong Tùy Chỉnh đồ họa trong game 3

Post FX

  • Áp dụng một số các bộ lọc như tương phản, flare (chói mặt trời), cân bằng màu sắc trong ngày.

Motion blur (bóng mờ chuyển động)

  • Làm mờ khi có chuyển động như xoay camera, nhìn game sẽ đỡ giật hơn khi FPS thấp.

Depth of field (độ sâu trường)

  • Làm mờ vùng phía sau vật thể, mô phỏng camera khẩu độ lớn

Sẽ có một số game có nhiều hơn những thiết lập này. Tùy vào game anh em có thể bật tắt hoặc để ít các thiết lập trên, đặc biệt là thiết lập nặng như khử răng cưa, chất lượng vân bề mặt...Chúc anh em có được thiết lập như ý để chinh chiến trong thế giới ảo mượt mà nhát có thể.

Jelly Donuts

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang