"Aladin và thần đèn siêu quậy" sẽ là phiên bản lầy lội nhất của thần đèn

Tiếp nối phần phim giễu nhại câu chuyện cổ tích kinh điển vào năm 2015, Aladdin và thần đèn siêu Quậy (tựa gốc: Alad’2) dẫn dắt người xem dõi theo chuyến hành trình mới mẻ của Aladin (không phải Aladdin) – tên trộm vặt thành Baghdad sau khi gã giành được ngôi báu và kết hôn cùng nàng công chúa xinh đẹp.

Thế rồi, nam chính trở thành ông vua trẻ rồi sống hạnh phúc suốt đời bên người mình thương. Tưởng chừng anh chàng Aladin trong The New Adventures of Aladdin (2015), tác phẩm châm biếm (parody) câu chuyện cổ tích “Aladdin và cây đèn thần” sẽ có kết thúc tương tự phiên bản gốc. Tuy nhiên, cuộc sống thì không phải lúc nào cũng tràn ngập màu hồng, Aladdin và thần đèn siêu quậy (tựa gốc: Alad’2) đã ra đời nhằm chứng minh cho luận điểm trên.

 Aladin và thần đèn siêu quậy sẽ là phiên bản lầy lội nhất của thần đèn

Aladin (không phải Aladdin), nhân vật chính cực kì lầy lội của bộ phim.

Mặc dù luôn được tận hưởng biết bao của ngon vật lạ, nhưng Aladin (Key Adams) lại cảm thấy chán ngán với bầu không khí gò bó, ngột ngạt ở chốn cung điện xa hoa. Trong thâm thâm mình, gã rất thèm khát cái cảm giác phiêu lưu mạo hiểm, tự do vẫy vùng giống như thuở trước. Cuối cùng, “điều ước” đó cũng hóa thành sự thật. Vào một ngày nọ, tên bạo chúa nước láng giếng là Shah Zaman (Jamel Debbouze) đã bất ngờ xuất hiện, đánh đuổi vị tân vương tháo chạy khỏi kinh đô Baghdad đồng thời cướp lấy công chúa Shallia (Vanessa Guide). Quyết tâm phục thù, Aladin liền lên đường tìm kiếm thần đèn Genie (Eric Judor) và nhờ vả ngài ta hỗ trợ

Chuyến hành trình mangh đậm màu sắc châm biếm, hài hước

Phát huy thế mạnh đặc trưng nơi phần phim đầu tiên, Aladdin và thần đèn siêu quậy hứa hẹn mang đến một câu chuyện dẫu lầy lội nhưng vẫn hết sức duyên dáng. Thông qua trí tưởng tượng phong phú ở anh chàng dẫn chuyện tên Sam, khán giả sẽ bật cười nghiêng ngả bởi hàng loạt tình huống cực kì thú vị: từ việc thẳng tay giễu cợt các nhân vật cổ tích, châm biếm nền công nghiệp điện ảnh mì ăn liền (đạo nhái ý tưởng, lạm dụng plot twits, siết chặt chi phí hậu kì…) cho tới đá xéo những đề tài xã hội nóng bỏng. Hơn nữa, thế giới phương Đông cổ kín dưới lăng kính hiện đại, dí dỏm của cậu ta cũng đảm bảo sẽ khiến mọi người phải trầm trồ, thích thú. 

 Aladin và thần đèn siêu quậy sẽ là phiên bản lầy lội nhất của thần đèn 2

Trong Alad’2, người cưỡi thảm bay cũng cần phải học luật… hàng không.

Vốn là điểm nhấn ấn tượng xuyên suốt The New Adventures of Aladdin, bộ đôi khó đỡ Aladin - Genie tiếp tục đóng vai trò quan trọng, giúp kiến tạo những mảng miếng gây cười chủ đạo tại phần hậu truyện lần này. Với tính khí bộp chộp, nóng nảy mà còn thích làm màu, vị vua trẻ ấy luôn tự đẩy mình vướng vào vô số rắc rối tai hại lẫn phiền phức. Trong lúc đấy, lão thần đèn bá đạo năm nào thì lại đang gặp rắc rối lớn mỗi khi cố gắng sử dụng phép thuật. Do… lâu ngày chẳng chịu rèn giũa, sức mạnh của lão hiện thời đã bị thuyên giảm đi đáng kể, dẫn đến biết bao hoàn cảnh dở khóc dở cười báo hại cho chủ nhân.  

 Aladin và thần đèn siêu quậy sẽ là phiên bản lầy lội nhất của thần đèn 3

 

“Lâu lâu làm phép lại nên mới gặp phải chút rắc rối thôi mà” – Genie

Đặc biệt, theo những gì mà đoạn trailer cung cấp, Genie giờ đây đã không còn là nhân vật duy nhất nắm giữ quyền năng diệu kì trong phim. Nếu đồ hiệu luôn có hàng nhái thì thần đèn cũng vậy. Nhờ biết được bí mật của Aladin, Zaman lập tức lùng kiếm khắp mọi khu chợ đen và dễ dàng “tậu” riêng cho mình một Genie khác (Ramzy Bedia). Tuy chẳng rõ tên kia mạnh yếu ra sao, nhưng nhìn chung, hắn đều sở hữu các trò biến hóa giống hệt phiên bản gốc: dịch chuyển tức thời, thay hình đổi dạng hay hoàn thành bất kì điều ước nào trên thế gian… 

 Aladin và thần đèn siêu quậy sẽ là phiên bản lầy lội nhất của thần đèn 4

Tên độc tài Zaman (trái) cùng lão thần đèn bản “super fake”.

Ekip nổi  bật, tiềm năng

Từng thực hiện một số đứa con tinh thần chất lượng mang tên Brotherhood of the Wolf (2002), Hotel Rwanda (2004), Lionel Steketee hy vọng vừa tạo nên màu sắc mới mẻ cho Aladdin và thần đèn siêu quậy so với vị đạo diễn tiền nhiệm, vừa gìn giữ được bản sắc và ý nghĩa nhân văn của tác phẩm đằng sau những màn giễu cợt thâm thúy. Dù chưa quá quen thuộc trong mắt khán giả yêu điện ảnh, diễn viên Key Adams vẫn đang dần khẳng định thực lực bản thân thông qua các dự án gần đây như: A Bag of Marbles (2017), The Spy Who Dumped Me (2018).

 Aladin và thần đèn siêu quậy sẽ là phiên bản lầy lội nhất của thần đèn 5

Nam tài tử Jamel Debbouze được kỳ vọng sẽ thổi hồn cho tuyến nhân vật phản diện của phim.

Đáng chý ý nhất ở dàn cast kì này chính phải nhắc tới cái tên Jamel Debbouze, nam tài tử gạo cội của điện ảnh Pháp đã để lại dấu ấn sâu đậm nơi người xem với Amelie (2001), Astérix & Obélix: Mission Cléopâtre (2002), Days of Glory (2006), Chicken with Plums (2011)… Nắm giữ kinh nghiệm diễn xuất dày dặn, ông được kỳ vọng sẽ giúp tuyến phản diện của Alad’2 không hề thua kém bộ đôi Aladin – Genie về độ lầy lội lẫn chiều sâu tâm lý.

Phim dự kiến công chiếu 19.04.2019.

Cocaine

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Nguyễn Võ Bảo Phương

Netflix - nền tảng phát trực tuyến hàng đầu thế giới, đang từng bước thử nghiệm đưa các bộ phim của mình lên màn ảnh rộng, mở ra cơ hội mới cho các tựa phim độc quyền. Gần đây, thỏa thuận hợp tác giữa Netflix và IMAX đã được công bố là bước đầu trong chiến lược này. Cùng xem nhé!

Phim Ảnh
Lên đầu trang