Tôi chỉ là một người bình thường, việc đó có gì sai trái không?

Rất nhiều người sợ phải chấp nhận sự bình thường vì tin rằng: nếu chấp nhận sống bình thường, họ sẽ không bao giờ có thể đạt được điều gì, không bao giờ tiến bộ, cuộc đời của họ cũng chẳng có gì đặc sắc.

Có một gã: hắn là tỷ phú nổi tiếng thế giới; thiên tài công nghệ; nhà sáng chế kiêm chủ một tập đoàn lớn. Ngoài ra, hắn chơi thể thao giỏi và đánh nhau tay đôi cũng giỏi nốt. Quai hàm góc cạnh, khuôn mặt đẹp như được chính tay thần Zeus tạo ra trên đỉnh Olympus.

Gã còn có một bộ sưu tập siêu xe, vài chiếc du thuyền sang trọng. Nếu không mang vài triệu USD đi làm từ thiện, hắn thay người yêu như thay áo, toàn siêu mẫu cả.

Nụ cười của gã có thể làm tan chảy bất cứ ai trong phòng. Thậm chí, bạn có thể bơi lội trong sự quyến rũ của gã đàn ông này. Hơn một nửa số bạn bè của gã có tên trong danh sách "Người đàn ông của năm" do tạp chí TIMES bình chọn. Còn những gã không nằm trong danh sách cũng chẳng bận tâm lắm vì họ có thể vung tiền ra mua luôn cả tòa soạn.

Khi không lái máy bay phản lực đi vòng quanh thế giới hay nảy ra những ý tưởng mới để cứu thế giới, gã mà chúng ta nhắc đến sẽ dành thời gian để cứu giúp người nghèo, bảo vệ những kẻ bị ức hiếp...

 

Tôi chỉ là một người bình thường, việc đó có gì sai trái không?

Bạn đã thấy ngờ ngợ chưa? Không phải Iron Man đâu nhé, đó chính là Bruce Wayne, thường được gọi là Batman. Điều đáng tiếc là gã này chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, hắn không có thật.

Có một khía cạnh thú vị của con người, dường như chúng ta cần nhiều thể loại siêu anh hùng giả tưởng để gián tiếp thể hiện những gì ta mơ ước. Châu Âu có những hiệp sĩ diệt rồng cứu công chúa, La Mã cổ đại hay Hy Lạp có nhiều thần thoại về những anh hùng đơn thương độc mã chiến đấu với ác thần. Nền văn hóa nào cũng có những câu chuyện như vậy: màu nhiệm và hết sức bi tráng.

 

Tôi chỉ là một người bình thường, việc đó có gì sai trái không? 2

Ví dụ như Superman, về cơ bản thì gã này giống như một vị thần trong hình hài của con người, mặc bộ áo liền quần bó sát quen thuộc để khoe cơ bắp. Hắn gần như bất tử, không thể bị đánh bại, điều duy nhất cũng kiên cường như thể chất của gã chính là lương tri. Với Superman thì công lý trên thế gian này rõ ràng như trắng và đen, hắn không bao giờ ngại ngùng làm những việc mình cho là đúng dù có bất cứ chuyện gì xảy ra.

Tôi không nghĩ mình có đủ khả năng thay đổi ngành tâm lý học bằng việc cho rằng, chúng ta cần có những anh hùng như vậy để đối phó với cảm giác bất lực của con người. Dù có hơn 7.2 tỉ người trên hành tinh này, thật ra chỉ có khoảng 1000 người có ảnh hưởng lớn đến thế giới trong thời điểm nhất định. Khoảng 7.199.199.000 người còn lại đã quen với phạm vi cuộc sống hạn hẹp của mình, chấp nhận sự thật rằng đa số những gì chúng ta làm được trong đời sẽ chẳng còn lại gì khi nhắm mắt xuôi tay.

Đây không phải điều gì đó dễ chấp nhận hay vui vẻ khi nghĩ đến. Tôi chỉ muốn nêu ra sự lệch lạc của thứ văn hóa: "Làm nhiều hơn, mua nhiều hơn và sex cũng nhiều hơn" và bênh vực giá trị của những con người bình thường.

Không phải là việc theo đuổi để trở thành thứ gì đó tầm thường. Bất cứ ai cũng nên cố gắng hết sức cho việc mình đang làm, để có được kết quả tốt nhất có thể. Trong một thế giới mà đa số đều muốn trở nên đặc biệt, người ta vô tình quên đi giá trị và vai trò của những người bình thường.

Đằng sau điểm cực đại

Mọi thứ trong cuộc sống này đều là sự đánh đổi hoặc bù trừ. Một số người bẩm sinh đã có năng khiếu học thuật, một số khác lại có nền tảng thể lực tốt, số khác giỏi thể thao, một số khác lại có năng khiếu hội họa, một số nhỏ khác nữa thì rất giỏi sex hoặc lấy lòng phụ nữ.

Con người là loài động vật có sự phân hóa đa dạng theo ngoại hình và năng lực. Chung quy, đa số những gì chúng ta đạt được trong cuộc sống chủ yếu đến từ rèn luyện và nỗ lực không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, từ khi sinh ra, con người đã có tiềm năng, năng lực khác nhau.

 

Tôi chỉ là một người bình thường, việc đó có gì sai trái không? 3

Đây là đường parabol. Dường như đây là kiến thức toán học căn bản, ai cũng đều nhận ra.

Đồ thị này khá đơn giản, lấy ví dụ về số người chơi golf ít nhất một lần trong năm: trục tung (dọc) đại diện cho số người chơi golf, trục hoành (ngang) thể hiện trình độ chơi golf. Càng về phía bên phải, họ chơi càng giỏi và ngược lại.

Giờ hãy chú ý đến hai "rìa" của parabol, càng rời xa đỉnh thì đồ thị sẽ càng mỏng đi. Như vậy nghĩa là, có rất rất ít người chơi golf cực kỳ giỏi hoặc cực kỳ tệ. Số đông con người rơi vào chính giữa, số đông này cũng chính là những con người bình thường.

Đồ thị đơn giản này với tất cả mọi thứ trong cuộc sống: chiều cao; cân nặng; sự trưởng thành trong cảm xúc; lương tháng... vân vân.

Lấy ví dụ, đây là vận động viên huyền thoại Michael Jordan đang úp rổ:

 

Tôi chỉ là một người bình thường, việc đó có gì sai trái không? 4

Là một trong những "ông vua" của làng bóng rổ nhà nghề Mỹ, rõ ràng Michael Jordan phải nằm ở phía bên phải đồ thị. Khẳng định rằng, ông chơi bóng rổ tốt hơn 99% dân số trái đất cũng không ngoa chút nào.

 


Michael Jordan xứng đáng được xếp ở bên phải, nghĩa là chơi bóng giỏi hơn 99% dân số trái đất

Michael Jordan xứng đáng được xếp ở bên phải, nghĩa là chơi bóng giỏi hơn 99% dân số trái đất

Có Michael Jordan rồi, giờ chúng ta có gã mập này:

 

Tôi chỉ là một người bình thường, việc đó có gì sai trái không? 6

Béo múp míp lại chậm chạp, rõ ràng gã này không thể so với Michael Jordan. Còn tỉ lệ những ai đọc bài viết này và chơi bóng rổ tốt hơn gã mập phía trên là rất cao. Vị trí dành cho anh chàng không có duyên với bóng rổ này ở tít bên trái:

 

Tôi chỉ là một người bình thường, việc đó có gì sai trái không? 7

Tất cả chúng ta sẽ đều hú hét khi được xem Michael Jordan úp rổ thành công, cười hềnh hệch khi thấy gã béo ngã sấp mặt.

Vấn đề ở chỗ, gần như tất cả chúng ta nằm ở khoảng giữa của đồ thị. Rất có thể, bạn là một siêu anh hùng kiêm tỷ phú giàu có bậc nhất thế giới nhưng khi trở về nhà, bạn là một kẻ cô độc, không người thân thích. Về phương diện đó, chẳng phải bạn vẫn thua kém những người bình thường nhất hay sao?

 


Tôi chỉ là một người bình thường, việc đó có gì sai trái không?

Tôi chỉ là một người bình thường, việc đó có gì sai trái không?

Rất, rất nhiều người sợ phải chấp nhận sự bình thường vì tin rằng: nếu chấp nhận sống bình thường, họ sẽ không bao giờ có thể đạt được điều gì, không bao giờ tiến bộ, cuộc đời của họ cũng chẳng có gì đặc sắc.

Đây là suy nghĩ đặc biệt nguy hiểm, nhất là với những người trẻ đang xây dựng nhân cách. Họ choáng ngợp bởi những thứ tuyệt vời và sáng bóng ngoài xã hội mà quên đi rằng, mọi thứ đẹp đẽ trong đời này đều bắt đầu từ những gì bình thường nhất.

Nếu bạn mong ước được trở nên thông minh và thành công hơn người khác, bạn sẽ luôn cảm thấy mình là một kẻ thất bại. Nếu bạn mong ước trở thành người nổi tiếng và được quý mến, bạn sẽ luôn cảm thấy đơn độc. Nếu bạn mong ước trở thành người quyền lực nhất, được ngưỡng mộ nhất, bạn sẽ luôn cảm thấy mình non nớt và bất lực.

Nhận thức được, biết chấp nhận sự bình thường của chính mình sẽ giúp bạn tự do đạt được những gì mình mong muốn mà không phải lo ngại bị chê bai. Muốn sống bình yên, có lẽ phải biết trân trọng những trải nghiệm cơ bản nhất, bình thường nhất của cuộc sống.

Theo Mark Manson

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang