Netflix kiếm tiền bằng cách nào?

Netflix là một trong những câu chuyện thành công đáng kinh ngạc, từ một dịch vụ nhỏ bé thành một đế chế truyền hình được sử dụng nhiều nhất tại Mỹ. Nhưng nhiều người vẫn thắc mắc cách mà họ kiếm tiền từ những "khách hàng" của mình

Sự thành công của Netflix thật khó để có thể đo lường chính xác. Trong một khoảng thời gian ngắn, Netflix gần như đã thống trị cả ngành công nghiệp truyền hình. Họ đã thay đổi cách khán giả xem các chương trình truyền hình. Sau những series đình đám như House of Cards và Orange is the New Black, Netflix tiếp tục chứng tỏ tham vọng của họ khi từng bước lấn sân sang cả điện ảnh.

Một trong những tiêu điểm tại Cannes năm nay là những tranh cãi xung quanh việc đưa 2 bộ phim Netflix là Okja và The Meyerowitz Stories vào danh sách đề cử Cành cọ vàng. Không những thế, Netfilx thậm chí còn có thể chen chân vào cuộc đua Oscar năm nay với tác phẩm Mudbound của đạo diễn Dee Rees.

Chỉ mới đây thôi, Netflix đã tuyên bố rằng lượng người đăng kí dịch vụ của họ đã vược ngưỡng 100 triệu trên toàn thế giới. Có thể khẳng định rằng, Netflix đang tiến đến thời kỳ hoàng kim. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Netflix nằm ở mô hình kinh doanh của họ. Trong một báo cáo gần đây của Bloomberg cho thấy rằng dù được định giá lên đến 78 tỷ đô nhưng Netflix lại vướng phải một khoảng nợ 2.1 tỷ đô tính đến ngày 30/6/2017, và dự kiến trong vòng 3 năm tới cón số này sẽ lên đến 13 tỷ đô.

Netflix kiếm tiền bằng cách nào?

Đây là điều hết sức kinh ngạc bởi Netflix luôn tự hào với khả năng chịu chi của họ. Họ từng bỏ ra đến 100 triệu đô để sản xuất những series như The Get Down và The Crown. Tại liên hoan phim Sundance vừa qua họ đã mua lại quyền phát hành Mudbound với mức giá chi 12.5 triệu đô. Đây là khỏan tiền mà không phải nhà đài nào cũng có thể bỏ ra. 

Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng trở lại đây sức mạnh tài chính của Netflix dường như đang gặp vấn đề khi họ đã phải hủy ít nhất 3 series bao gồm The Get DownSense8 và Girlboss. The Get Down và Sense8 đều là những series đắt đỏ, với kinh phí một tập phim lên đến 16 triệu đô. Không những thế, thất bại của Marco Polo còn khiến Netflix phải chịu lỗ đến 200 triệu đô, và họ dành phải kết thúc series này sau 2 mùa.

Dù vậy, vẫn có nhiều sự đầu tư đầy may rủi mang lại kết quả mĩ mãn cho Netflix như The Crown và Stranger Things, 2 series dự kiến sẽ thắng lớn tại Emmy năm nay. Nhưng liệu 2 series này có mang về đủ lượng người đăng kí để bù đắp cho chi phí lên cả trăm triệu đô hay không?

Một số nhà đài khác như HBO dù chi hàng chục triệu đô series như Game of Thrones hay Westworld nhưng họ bù vẫn có thể bù đắp chi phí này bằng nhiều cách khác nhau. Giống như Netflix, HBO chủ yếu kiếm tiền từ những người đăng kí dịch vụ, nhưng đồng thời họ cũng bán bản quyền phát sóng cho rất nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, số tiền HBO thu về từ bán đĩa DVD cũng không ít.

Về phần Netflix, họ dường như chỉ dựa vào số tiền thu về được từ những người đăng kí dịch vụ. Tất cả các chương trình của họ đều được phân phối độc quyền mà không thông qua bên thứ ba.

Netflix kiếm tiền bằng cách nào? 2

Theo Bloomberg, việc các công ty lớn như Netflix hay Disney mang nợ là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên khác với Disney, Netflix không có các khoản vốn tự do để bù đắp cho chi phí bỏ ra. Chỉ trong năm 2016, họ đã phải bán trái phiếu công ty tận 2 lần để có kinh phí thực hiện các series truyền hình. Dù nhà đài nào cũng phải huy động vốn nhưng chắc chắn chỉ có mình Netflix mới dám bỏ 150 triệu đô để đạo diễn Martin Scorsese làm phim thôi.

Trong nhiều năm, chiến lược kinh doanh của Netflix dường như là có càng nhiều nội dung càng tốt, bất kể đó là gì. Dịch vụ xem phim trực tuyến của Netflix có tất cả mọi thứ như: từ phim hài của Adam Sandler, phim chính kịch như House of Cards đến cả phim tại liều chiến tranh và những bộ phim kinh điển của đạo diễn Orson Welles...

Người dùng có chương trình mới để thưởng thức mỗi ngày. Nếu bạn cảm thấy không có gì đáng xem thì chỉ cần chịu khó đợi ít lâu, Netflix lại tung ra hàng đống chương trình mới.

Đây là một chiến lược kinh doanh đầy tham vọng, khiến họ dễ dàng qua mặt các đối thủ cạnh tranh như Hulu và Amazon. Chỉ cần cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn hơn so với những dịch vụ khác thì chẳng có lý do gì khán giả lại không đăng kí Netflix cả. Đây chắc chắn là mục tiêu kinh doanh lâu dài của Netflix, góp phần lý giải vì sao họ lại trở thành một gã khổng lồ trong ngành truyền thông.


Nguồn: The Screenrant 

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang