Bạn có biết Doremon đã từng bị cấm chiếu tại Nhật bản cùng với một số bộ phim khác

Anime không phải là hoạt hình chỉ dành cho trẻ con đâu, vì nếu như vậy thì nội dung của anime sẽ không quá “phức tạp” đến nỗi gây tranh cãi trên toàn thế giới thế này đâu!

Vậy có những bộ anime nào đã từng gây tranh cãi trên thế giới, hãy cùng xem nhé!

1. Kinnikuman

Kinnikuman

Kinnikuman là bộ anime chuyển thể từ manga cùng tên của tác giả Yudetamago. Bộ truyện này đã được xuất bản ở Việt Nam với cái tên là Lực sĩ Kinniku và được đánh giá là truyện khá hay với những pha đấu vật, những siêu nhân và những bài học về tình bạn.

Nghe có vẻ như Kinnikuman là bộ phim giống như bao series shounen khác. Tuy nhiên, bộ anime này lại được một số quốc gia khuyến cáo không dành cho trẻ em, vì nội dung của nó mang tính bạo lực cao.

2. Hetalia Axis Powers

Bạn có biết Doremon đã từng bị cấm chiếu tại Nhật bản cùng với một số bộ phim khác 2

Nội dung phim xoay quanh những sự kiện chính trị và lịch sử, đặc biệt là của thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó mỗi quốc gia được đại diện bởi một nhân vật khác nhau.

“Hetalia: Axis powers” mang tính hơi châm biếm nhưng nhẹ nhàng, hài hước, kể về những sự kiện lịch sử và nhân vật có thật. Điều đó làm tăng tính độc đáo hấp dẫn của cốt truyện, nó cũng giúp người đọc có được cái nhìn khách quan, thân thiện hơn về lịch sử thế giới thời chiến tranh mà vốn dĩ rất nặng nề khô khan.

Tuy nhiên, Năm 2009, anime Hetalia đang chiếu trên kênh Kid Station tại đất nước Hàn Quốc thì bị “10.000 khán giả Hàn Quốc” kí tên đề nghị ngừng chiếu trên đất nước này vì họ cho rằng nó có nội dung “bôi bác người Hàn Quốc”, dù đài truyền hình Nhật Bản trình chiếu anime này đã tuyên bố rằng phiên bản anime không hề có nhân vật đại diện cho Hàn Quốc gây tranh cãi như trong manga.

3. Yosuga no Sora: In Solitude Where We are Least Alone (Yosuga no Sora)

Yosuga no Sora

Bộ phim này xoay quanh 2 nhân vật chính là Kasugano Haruka và Sora, 2 đứa trẻ mồ côi từ khi cha mẹ họ qua đời trong một vụ tai nạn.

Yosuga no Sora từ khi phát sóng vào năm 2010 đã trở nên nóng hổi trong các diễn đàn về anime vì nội dung… 18+. Bên cạnh đó, mối quan hệ “không đơn thuần là anh em” giữa 2 nhân vật chính cũng gây xôn xao và được cho rằng nó có ảnh hưởng tiêu cực.

4. Hadashi no Gen (Barefoot Gen)

Hadashi no Gen (Barefoot Gen)

Từng là một phương tiện giáo dục cho trẻ em về sự đáng sợ của Thế Chiến Thứ 2, thế nhưng bộ truyện tranh Barefoot Gen đã bị gỡ khỏi một số thư viện do có những từ ngữ không phù hợp khi nói về người nghèo. Truyện sau đó đã bị gỡ bỏ khỏi thư viện của trường Izumisano, Matsue…

5. Boku no Pico

Boku no Pico

Đây là bộ anime thuộc thể loại yaoi, mở ra cánh cửa cho thể loại anime đồng tính nam. Tình yêu giữa các chàng trai cho đến giờ vẫn là chủ đề gây tranh cãi, thế nên cũng dễ hiểu khi bộ anime này ngay từ khi mới phát sóng đã nhận được những ý kiến trái chiều. Mặc dù nó không bị cấm, nhưng nếu bạn xem nó ở một số quốc gia mà mà vấn đề đồng tính nam chưa được “thông suốt” thì bạn sẽ gặp rắc rối đấy!

6. Death Note

Death Note

Chính phủ Trung Quốc đã cho rằng bộ manga Death Note kể về việc anh chàng Light Yagami giết người bằng phương pháp siêu nhiên (cụ thể là dùng sổ tử thần) là bất hợp pháp và gây hoang mang cho cộng đồng. Do đó một lệnh cấm phát hành dành cho Death Note và một số bộ truyện tranh kinh dị khác đã được ban ra nhằm bảo vệ tư tưởng của giới học sinh sinh viên.

7. Kodomo no Jikan

Kodomo no Jikan

Bộ phim xoay quanh anh chàng giáo viên gặp rắc rối với lớp học đầu tiên mà mình giảng dạy. Đối với một lớp mà học sinh còn chưa đến tuổi dậy thì thì việc xảy ra rắc rối tình cảm giữa cô học trò nhí với… thầy giáo là điều khó mà có thể xảy ra. Tuy nhiên, bộ anime này lại đề cập ngay đến rắc rối ấy.

Chính vì những nội dung nhạy cảm trong chuyện tình giữa cô bé 12 tuổi và người thầy giáo đã khiến cho bộ này chưa từng được phát sóng ở các quốc gia khác ngoài Nhật Bản.

8. Pokemon

Pokemon

Pokemon là bộ phim hoạt hình nổi tiếng được trẻ em trên toàn thế giới rất ưa thích. Các đồ chơi, video game Pokemon tràn ngập thị trường thế giới nói chung và… Trung Đông nói riêng năm 2001. Vậy thì Pokemon bị cấm ở Trung Đông à?

Có một thời gian, Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã cấm Pokemon với những lý do liên quan đến tín ngưỡng. Được biết, một số tên của các pokemon dịch ra theo tiếng Iraq có nội dung khá “nhạy cảm”, chẳng hạn như như Pokemon có thể hiểu là ‘Tôi là một Người Do Thái’, Pikachu nghĩa là ‘Hãy là một Người Do Thái’, Charmander là ‘Đấng Tối Cao yếu đuối’ hay Growlith có nghĩa ‘Đấng Tối Cao là kẻ ngu ngốc’.”

9. Doraemon

Doraemon

Doraemon cũng bị cấm chiếu sao? Thật không thể tin được, nhưng đó là sự thật đã xảy ra tại Pakistan hay Ấn Độ vì họ cho rằng bộ anime này có tác động tiêu cực lên trẻ em!

Đây là chủ trương của kẻ tố cáo: “Khi tôi thấy một đứa trẻ bắt chước Nobita (nhân vật chính trong Doraemon), tôi vỗ tay vì điều đó. Nhưng tôi hoàn toàn sốc khi bố mẹ của đứa trẻ đó bảo rằng nó nghiện Doraemon đến nỗi họ không thể giúp đứa trẻ thoát khỏi nhân vật Nobita mà nó đang bắt chước. Nó cứ luôn luôn đòi các loại bảo bối và mong đợi phép lạ sẽ xuất hiện giống như trong truyện Doraemon vậy!”

Hơi bị sốc khi thần tượng của mọi trẻ em lại bị lên án thế này!

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang