"Cha đẻ" dòng phim zombie George Romero qua đời ở tuổi 77

Nhà làm phim huyền thoại người Mỹ George Romero, đã qua đời ngày 16/7 ở tuổi 77 tại thành phố Toronto, Canada, sau một thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư phổi.

eorge Romero - vị đạo diễn danh tiếng, được xem là "cha đẻ của dòng phim kinh dị hiện đại" vừa mới qua đời. Ông ra đi khi vẫn còn phát triển dang dở nhiều bộ phim nữa về đề tài zombie. 50 năm trước, Night of the Living Dead không những đưa tên tuổi ông lên hàng huyền thoại, mà còn tạo nên một cuộc cách mạng cho dòng phim kinh dị. Ông được xem là một trong những người đóng góp to lớn nhất cho dòng phim này, với tài năng được cộng đồng người hâm mộ và các nhà làm phim kinh dị công nhận trong nhiều năm qua. Dưới đây là 4 cách ông dùng để thay đổi cái nhìn về dòng phim kinh dị:

1. Tạo ra dòng phim Zombie hiện đại

Dù zombie vốn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa văn hóa dân gian châu Phi và Haiti, nhưng chính George A. Romero đã phổ biến khái niệm zombie với khán giả đại chúng qua tác phẩm kinh điển Night of the Living Dead. Mặc dù từ "zombie" không bao giờ được nhắc đến trong bộ phim nhưng ông đã tiếp tục củng cố khái niệm này bằng năm phần phim tiếp nối Night of the Dead Dead, với phần cuối cùng mang tên Survival of the Dead (2009).

 Cha đẻ dòng phim zombie George Romero qua đời ở tuổi 77

Những đạo diễn tên tuổi khi ấy đều dành nhiều sự khen ngợi Romero. Một số đạo diễn lớn của Hollywood, trong đó có Danny Boyle, Edgar Wright, Sam Raimi, Peter Jackson và Zack Snyder, đã thành công với những bộ phim về zombie dựa trên ý tưởng ban đầu của của Romero. The Walking Dead đã phá vỡ kỷ lục phim truyền hình, các trò chơi điện tử như Resident Evil, Left 4 Dead và Dead Rising đều vô cùng ăn khách. Các tiểu thuyết như World War Z và Pride and Prejudice and Zombies đều trở thành bestsellers, và thậm chí sau đó còn được chuyển thể thành phim.

"Rất hiếm khi một hiện tượng có điểm bắt đầu rõ ràng, nhưng Romero thực sự là bố già của thể loại zombie." - William Earl

2. Đưa những sự kiện xã hội vào phim kinh dị

Night of the Living Dead không những biến zombie thành một hiện tượng, mà bộ phim còn lồng vào những thông điệp gay gắt về nạn phân biệt sắc tộc tại Mỹ và những nỗi ám ảnh thời chiến. Quan điểm bất bình của ông trước nền văn hoá Mỹ vào thời Chiến tranh Việt Nam và phong trào Quyền công dân được mô tả xuyên suốt trong phim. Ông luôn sử dụng zombie như những nhân vật trào phúng, mang trong đó quan điểm chính trị.

 Cha đẻ dòng phim zombie George Romero qua đời ở tuổi 77 2

Ngày nay, một bộ phim kinh dị dù đơn giản, chỉ hù khán giả bằng những màn jumpscare lại gây nên nỗi sợ hãi tột độ là nhờ Romero. Ông đã tạo ra một khuôn mẫu tuyệt vời để những nhà làm phim về sau có thể áp dụng công thức này, biến những điều nhỏ nhặt trở nên vô cùng ghê rợn.

3. Sản xuất theo cách riêng

Theo đạo diễn J. Hoberman và Jonathan Rosenbaum của Midnight Movies, hãng AIP đã đề nghị phát hành bộ phim nếu Romero đồng ý quay một kết thúc có hậu hơn nhưng ông đã từ chối. Chính vì thế, quyền phân phối cuối cùng đã rơi vào tay Walter Reade. Romero hiếm khi làm việc trong phạm vi Hollywood, ông làm việc dựa trên những điều khoản của riêng của ông. Romero luôn cố tìm ra những cách mới để làm những bộ phim kinh dị hoàn hảo nhất dù ông phải chịu những ràng buộc ngân sách rất ngặt nghèo. ("Diary" chỉ được thực hiện với kinh phí 2 triệu đô la nhưng đã thu được 5,3 triệu đô la tại phòng vé)

4. Xây dựng một thế giới phim ảnh khác biệt

Ông không bao giờ đi theo mãi một tuyến nhân vật giống nhau từ bộ phim này qua bộ phim khác. Romero tạo nên một thế giới ngày càng trở nên bệnh hoạn và đáng sợ hơn. Thay vì cứ kể đi kể lại nguồn gốc của đại dịch zombie, phần tiếp theo của Night of the Living Dead bắt đầu khi đại dịch zombie đã xảy ra. Những phần tiếp theo tiếp tục phát triển câu chuyện theo hướng mới, duy chỉ có Diary of the Death là kể lại câu chuyện của phần đầu tiên, nhưng ở một góc nhìn hoàn toàn mới.

 Cha đẻ dòng phim zombie George Romero qua đời ở tuổi 77 3

Ngày nay, việc xây dựng và mở rộng thế giới qua mỗi phần phim đang là trào lưu tại Hollywood, điển hình là Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Romero đã đi trước thời đại với những tác phẩm của ông, với câu chuyện liên tục phát triển qua mỗi phần phim. Nhưng Romero không làm điều này vì mục đích makreting hay doanh thu mà để nhấn mạnh rằng một thảm họa kinh khủng như đại dịch zombie không thể có quy mô nhỏ được, rằng mọi thứ sẽ càng lúc càng tồi tệ hơn mà thôi.

Nguồn: (IndieWire)

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang