Các nhà nghiên cứu phát hiện chính sách giảm giờ chơi game của Trung Quốc gần như không có tác dụng

Dù đã thực hiện quản lý và hạn chế giờ chơi game mobile của trẻ em, các nghiên cứu cho thấy phương pháp này "không có bằng chứng nào" có tác dụng đến việc giảm tình trạng chơi game ở giới trẻ tại Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu phát hiện chính sách giảm giờ chơi game của Trung Quốc gần như không có tác dụng

Cụ thể hơn, theo bảng báo cáo từ tổ chức Nature Human Behavior mới đây đã tìm hiểu về luật hạn chế giờ chơi game cho giới trẻ dưới 18 tuổi để giảm tỉ lệ mắc chứng nghiện game online tại nước này đã phát hiện ra rằng luật cấm hiện tại không hề có tác động nào đến với thói quen cũng như tần suất chơi game của mọi người.

Các nhà nghiên cứu phát hiện chính sách giảm giờ chơi game của Trung Quốc gần như không có tác dụng 2

Các nhà nghiên cứu đã hợp tác với Unity để nghiên cứu trên hơn 7 tỉ giờ chơi game và 2.4 tỉ game thủ Trung Quốc từ giữa tháng 8/2019 đến giữa tháng 1/2020 - thời điểm bắt đầu áp dụng luật 1h30phút chơi game mỗi ngày và 3 giờ vào mỗi cuối tuần. Kết quả cho thấy rằng "không có chứng cứ vững chắc nào cho thấy việc giảm giờ chơi game làm giảm luôn thói quen chơi game thường xuyên của giới trẻ tại đây". Mặc khác, nghiên cứu còn thấy được có một lượng game thủ lại "tranh thủ" chơi game hơn mỗi khi được phép, dù lượng tăng này không đủ để thay đổi kết quả cuối của nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu phát hiện chính sách giảm giờ chơi game của Trung Quốc gần như không có tác dụng 3

Về việc các game thủ tại Trung Quốc có tuân thủ theo luật này hay không và ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu trên, một nghiên cứu khác của Niko Partners vào năm ngoái cũng đã theo dõi về tình trạng tuân thủ đúng luật này. Nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn giới trẻ dưới 18 tuổi và phụ huynh đều tham gia chấp hành đúng luật giới hạn này, với khá ít tình trạng có thể lách luật và chơi game ngoài giờ quy định.

Các nhà nghiên cứu phát hiện chính sách giảm giờ chơi game của Trung Quốc gần như không có tác dụng 4

Theo Tiến Sĩ David Zendle tại Đại Học York, nghiên cứu này chủ yếu tạo một case study để nhận thấy tính hiệu quả của chính sách trực tiếp từ chính phủ có - hoặc không có - tác động tầm cỡ lớn đến đời sống của người dân. "Chúng ta đã có thể theo dõi hoạt động của hàng tỉ người trong thời đại công nghệ hiện nay, và điều này sẽ giúp chính phủ có thể ra quyết định và chính sách hiệu quả hơn bao giờ hết".

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang