Metal Gear: Tầm quan trọng của chiếc khăn rằn trong game có thể bạn chưa biết

Trong seri Metal Gear, Solid Snake và Big Boss mặc dù có đôi chút khác nhau, nhưng một thứ không bao giờ khác đi chính là chiếc khăn rằn mà họ đeo trên trán

Trong seri Metal Gear, người chơi sẽ điều khiển Solid Snake hoặc Big Boss, và mỗi người mang ba nét đặc trưng khác nhau. Một khuôn mặt gồ ghề, kiểu tóc mullet lỗi thời của thập niên 80, và cuối cùng là chiếc khăn rằn đeo trên trán. Mặc dù cả hai chưa bao giờ quan tâm đến vẻ bề ngoài, vì Solid Snake là bản sao của Big Boss, nhưng chiếc khăn rằn là thứ không thể thay thế.

Metal Gear: Tầm quan trọng của chiếc khăn rằn trong game có thể bạn chưa biết

Là một thứ vật phẩm hết sức bình thường, nhưng khăn rằn trong Metal Gear lại sở hữu những giá trị rất đặc biệt. Nó cũng mang ý nghĩa rất lớn về cốt truyện, và các đặc trưng về mặt lối chơi hết sức thú vị. Trong bài viết sau, hãy cùng Lag tìm hiểu về chiếc khăn rằn mà Solid Snake và Big Boss sử dụng, để xem lý do vì đâu nó lại trở nên đặc biệt đến vậy.

Metal Gear: Tầm quan trọng của chiếc khăn rằn trong game có thể bạn chưa biết 2

Lịch sử chiếc khăn rằn trong Metal Gear

Big Boss (Trước đó được gọi là Snake) là người bắt đầu đeo khăn rằng trước. Trong nhiệm vụ Virtuous, The Boss đã có hành động giống như phản bội Snake. Cô đánh gãy tay anh, trước khi ném anh khỏi cầu Dolinovodno. Tuy vậy, anh cũng kịp giật lấy chiếc khăn trên người The Bossvà đó là thứ duy nhất giúp anh nhớ về màn đối đầu này.

Metal Gear: Tầm quan trọng của chiếc khăn rằn trong game có thể bạn chưa biết 3

Snake đeo chiếc khăn đó trong suốt chiến dịch Snake Eater, như một lời nhắc nhở về mối quan hệ giữa anh với The Boss. Họ không chỉ là sư phụ - đệ tử, mà còn là người yêu của nhau. Sau khi Snake buộc phải xuống tay với The Boss, và trở thành Big Boss, chiếc khăn đã có nhiều thay đổi. Giờ đây, Big Boss đeo nó để nhớ về The Boss và ý chí của cô ấy (hoặc ít nhất là anh nghĩ vậy).

Metal Gear: Tầm quan trọng của chiếc khăn rằn trong game có thể bạn chưa biết 4

Bạn thân của người lính

Về phần mình, chiếc khăn rằn của Solid Snake không có lịch sử phong phú như vậy. Nó cơ bản là một phần trong trang phục thực địa của FOXHOUND, nên anh chỉ đeo nó vì trách nhiệm. Nhưng thói quen này khiến anh quen dần, và bắt đầu đeo nó thường xuyên hơn trong các nhiệm vụ thành công của mình, ngay cả khi đổi đồng phục.

Metal Gear: Tầm quan trọng của chiếc khăn rằn trong game có thể bạn chưa biết 5

Về sau, trong các sự kiện của Metal Gear Solid, Meryl Silverburgh đưa cho Solid Snake một chiếc khăn rằn đặc biệt thêu biểu tượng vô cực, và ký tự kanji cho chữ “vô cực”. Snake tiếp tục đeo chiếc khăn này trong các nhiệm vụ sau đó, cho đến lần xuất hiện cuối cùng của anh trong Metal Gear Solid 4: Guns of the Patriot.

Metal Gear: Tầm quan trọng của chiếc khăn rằn trong game có thể bạn chưa biết 6
Meryl Silverburgh

Công cụ không thể thay thế trong lối chơi

Biểu tượng vô cực trên chiếc khăn rằn của Snake còn đại diện cho những đặc tính độc đáo của nó trong lối chơi. Bằng cách hoàn thành những thử thách nhất định trong các tựa game Metal Gear, người chơi có thể mở khóa chiếc khăn rằn dưới dạng vật phẩm trang bị. Nó cung cấp vô hạn đạn, một lợi thế cực kì hữu ích trong các nhiệm vụ sinh tồn và lén lút.

Metal Gear: Tầm quan trọng của chiếc khăn rằn trong game có thể bạn chưa biết 7

Vì quản lý tài nguyên là điều vô cùng quan trọng, việc mang chiếc khăn rằn để vô hạn đạn dược rõ ràng giảm thiểu rất nhiều thứ phải lo cho người chơi. Tuy vậy, không phải phần game Metal Gear nào cũng dễ sở hữu chiếc khăn rằn "vô cực" này. Nếu như với Metal GearMetal Gear 2: Solid Snake, người chơi chỉ cần hoàn thành game là được, thì Metal Gear Solid 2: Sons of Liberty sẽ yêu cầu người chơi nhặt hết thẻ tên rơi ra từ những tên lính bị tra khảo.

Metal Gear: Tầm quan trọng của chiếc khăn rằn trong game có thể bạn chưa biết 8

Metal Gear Solid 4: Guns of the Patriots sẽ yêu cầu hoàn thành game mà không giết một ai, hoặc bỏ ra 5000 điểm Drebin để mở khóa nó. Và để bù lại cho đặc quyền vô hạn đạn dược, vài tựa game Metal Gear sẽ giới hạn kỹ năng của người chơi để tránh kiếm điểm quá dễ dàng. Ngoài ra còn có rất nhiều những biến thể khác của chiếc khăn rằn. Metal Gear Solid 3: Snake Eater thay thế chiếc khăn rằn vô cực bằng sơn mặt Vô cực, và Metal Gear Solid 5: The Phantom Pain mang trở lại chiếc khăn rằn của The Boss.

Metal Gear: Tầm quan trọng của chiếc khăn rằn trong game có thể bạn chưa biết 9

Trong khi khăn rằn “vô cực” trong các phần game sau này có chung đặc điểm, khăn rằn của The Boss sẽ giảm khả năng phải nhận những chấn thương nghiêm trọng. Thật sự khá thú vị khi một mảnh trang phục đơn giản lại có thể trở thành biểu tượng của một trong những thương hiệu game nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Hideo Kojima vốn được biết đến với khả năng đưa các vật phẩm có ý nghĩa vào những tựa game của mình, và chiếc khăn rằn chỉ là một trong rất nhiều món giúp cho các nhân vật của ông trở nên khác biệt. Mặc dù ngoài đời thật việc mang khăn rằn đôi lúc sẽ khá lôi thôi, nhưng với Big BossSolid Snake, nó đã trở thành công cụ để định hình nên đặc điểm nhận dạng của cả hai.

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang