Gây nhiều tranh cãi nhưng lợi nhuận từ Microtransaction vẫn tăng

Từ khi các nhà phát hành game lạm dụng Microtransaction để thu thêm lợi nhuận, vô số tranh cãi đã nổ ra, nhưng dường như điều đó chỉ khiến cho hình thức kinh doanh này tiếp tục sinh lời

Trong hơn một tháng qua, có không ít người đã đề nghị loại bỏ các hình thức microtransactions và loot boxes ra khỏi các tựa game, nhưng một báo cáo gần đây cho thấy hệ thống microtransactions khó mà bị loại bỏ khỏi danh mục trò chơi điện tử. Theo một báo cáo từ hãng phân tích ngành công nghiệp trò chơi điện tử, SuperData Research cho biết, lợi nhuận từ microtransaction thực tế đang trên đà tăng trưởng, ít nhất là ở mảng PC. Chỉ riêng trong năm 2017 này, các nhà phát triển và phát hành game PC đã thu về 22 tỷ đô-la từ những tựa game miễn phí, thông qua hình thức microtransactions. Hệ thống này khác với "nội dung bổ sung" như các gói mở rộng cốt truyện hoặc DLC, vốn được dự kiến chỉ mang lại 5 tỷ đô-la cho các tựa game PC và giả lập trong năm 2017.

Gây nhiều tranh cãi nhưng lợi nhuận từ Microtransaction vẫn tăng

Tính đến năm 2020, lợi nhuận từ microtransactions sẽ tăng lên 24 tỷ đô-la, và đến năm 2022, SuperData dự kiến con số này vẫn tiếp tục tăng lên hơn 25 tỷ đô-la. Trong khi lợi nhuận từ microtransactions đã vượt qua doanh thu kết hợp của việc mua game và DLC, đến năm 2022, nó sẽ hoàn toàn che khuất doanh thu game và DLC. Doanh thu game và DLC được dự kiến chỉ làm ra 18 tỷ đô-la (trên cả PC và các hệ máy giả lập) cho đến năm 2022. Dữ liệu mới này phản chiếu những gì các nhà phát triển và phát hành game đang báo cáo. Ví dụ như Ubisoft cho biết hãng đang kiếm được nhiều tiền hơn từ microtransactions và DLC so với doanh thu bán game trực tuyến.

Gây nhiều tranh cãi nhưng lợi nhuận từ Microtransaction vẫn tăng 2

Theo SuperData lý giải, việc doanh thu từ microtransactions đang phát triển vì các nhà làm game "nhận thức được rằng mỗi phân khúc đều có một đối tượng hữu hạn, đang tìm kiếm những cách để kiếm tiền nhiều hơn từ cả những người dùng hiện tại, và tìm những cách mới để thu hút những người tiêu dùng mới, bằng cách hạ thấp các rào cản tham gia." Về bản chất, bằng việc biến game thành một dịch vụ, các nhà phát triển và phát hành game có thể giữ chân người chơi. Đối tượng mục tiêu có thể chỉ bao gồm một số người, nhưng việc sử dụng microtransaction và cho người chơi nhiều lý do hơn để chơi game sẽ cho phép họ (các nhà phát triển và phát hành game) kiếm nhiều tiền hơn so với mức giá mua ban đầu của game.

Gây nhiều tranh cãi nhưng lợi nhuận từ Microtransaction vẫn tăng 3

Đó cũng là lý do vì sao Star Wars Battlefront 2 sẽ bổ sung thêm DLC miễn phí vào tháng tới, và vì sao Destiny 2 tiếp tục tổ chức những sự kiện như Faction Rally. Overwatch, Pokemon GO và Liên Minh Huyền Thoại là một số ít các ví dụ về những game tiếp tục tổ chức sự kiện và cho người chơi nhiều lý do hơn để tiếp tục chơi, sau khi game đã ra mắt được một thời gian dài. Với những ai khó chịu về mô hình kinh doanh của game miễn phí và microtransactions, những con số kể trên đến từ SuperData có thể khó chấp nhận. Các nhà phát triển và phát hành sẽ không có ý định loại bỏ mô hình kinh doanh này, nếu người chơi tiếp tục ủng hộ bằng ví của họ. Mặc dù, những tranh cãi gần đây của Star Wars Battlefront 2 cho thấy, trong khi hình thức microtransactions ngay lúc này khó có thể biến mất, các nhà làm game ít nhất cũng nên tìm cách làm cho chúng dễ chịu hơn với người chơi.

Theo Infonet.vn

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang