Final Fantasy XV - Bầu trợi rộng lớn hơn bao giờ hết

Sau mười năm chờ đợi, Final Fantasy XV cũng chính thức đến với người chơi trên Xbox One và PlayStation 4. Liệu thiết kế thế giới mở của trò chơi có làm nên chuyện? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

 

Cũng như phần lớn các game Final Fantasy khác, phần 15 không liên quan gì đến các phần chơi cũ. Người chơi không cần chơi các game Final Fantasy cũ để tìm hiểu nội dung trước khi bước chân vào thế giới mở trong Final Fantasy XV. Thế nhưng, mọi thứ lại không hề đẹp như mơ. Trên thực tế, người chơi sẽ gặp khó khăn khi muốn hiểu nội dung câu chuyện đang diễn ra trong Final Fantasy XV. Thay vào đó, bạn nên bắt đầu với phim CG Kinsglaive: Final Fantasy XV để được giải thích những gì đang xảy ra trong thế giới của trò chơi.

Nếu bạn cần thêm thông tin, thì còn một phần anime Brotherhood: Final Fantasy XV là nội dung diễn ra trước game. Phần anime gồm 5 tập này tuy không xuất sắc gì nhưng bổ sung thêm phần nền câu chuyện của nhân vật chính và nhóm đồng hành. Ít quan trọng hơn có lẽ là những bản demo mà Square Enix phát hành từ năm ngoái đến nay, đặc biệt là demo Episode Duscae và Platinum. Cả hai đều gần như đại diện cho phần game chính thức.

Sau các sự kiện đầy cảm xúc trong phim CG Kingsglaive vốn được gắn liền như một phần của game Final Fantasy XV, người chơi vào vai điều khiển Noctis và nhóm đồng hành trong cuộc hành trình trên chiếc xe với nhiều nhân vật cứ như chuyến công du hoàng gia. Noctis là con trai của vua Regis, trong bối cảnh vương quốc Lucis của họ đang có xung đột quân sự với Niflheim. Nếu bỏ thời gian xem Brotherhood, có lẽ bạn đã biết thông tin về các nhân vật đồng hành: cậu bạn học Prompto thích chụp hình, vệ sĩ Gladiolus và Ignis là người cố vấn cho Noctis.

Final Fantasy XV characters

Noctis và các nhân vật đồng hành

Nếu từng chơi demo Platinum, có lẽ bạn đã biết trận chiến trong Final Fantasy XV khác xa với hệ thống chiến đấu theo lượt trước đây trong các phần game cũ. Nhìn chung, nó mang nhiều nét giống với Kingdom Hearts hơn. Có nghĩa là giờ đây nó quay trở lại với yếu tố thời gian thực ban đầu. Với cương vị là con trai của vua Regis, Noctis có thể sử dụng phép thuật của hoàng gia và đây cũng là màn trình diễn chủ yếu trong các trận chiến.

Trong quá trình trải nghiệm, người chơi sẽ bổ sung thêm nhiều chiêu thức, vũ khí và summon ấn tượng, có thể sử dụng kết hợp với nhảy, né. Việc xây dựng điểm kỹ năng (Ability Point) hoặc điểm kinh nghiệm không có nhiều khác biệt so với các game cũ. Bạn có thể tập trung vào một nhân vật hoặc chia nâng cấp cho toàn nhóm. Cách thiết kế này cho phép người chơi có thể biến đồng đội thành “chuyên gia” theo kiểu truyền thống quen thuộc, ví dụ như nhân vật chuyên tank hay damage.

Dù không thể điều khiển các nhân vật đồng hành một cách trực tiếp như Noctis, nhưng bạn có thể kích hoạt các tuyệt kỹ của họ khi cần thiết. Người chơi cũng có thể thực hiện tuyệt chiêu nhóm với Noctis và đồng đội kết hợp để ra đòn tấn công gây sát thương rất lớn. Tính năng này gợi nhớ tôi đến các phần Final Fantasy cũ.

Trò chơi cũng đánh giá người chơi dựa trên phong cách chiến đấu, và thưởng thêm điểm kinh nghiệm khi họ tiêu diệt kẻ thù bằng những cách nhất định, chẳng hạn như stealth. Nhìn chung, hệ thống chiến đấu này ban đầu nhìn có vẻ đơn giản, nhưng càng về càng tỏa sáng về tính chiến thuật. Nó khuyến khích người chơi bỏ thời gian xây dựng kỹ năng hợp lý cho nhân vật, và kết hợp với các hành động theo thời gian thật, phù hợp phong cách chơi của mỗi cá nhân. Đáng tiếc, khi kết hợp với nhịp độ ban đầu của trò chơi, nó lại thành “tra tấn” về khía cạnh thời gian xây dựng nhân vật theo chiến thuật mà người chơi đặt ra.

Hệ thống hướng dẫn cũng là một vấn đề đáng bàn khác. Không những quá “bèo” mà hệ thống này thường chẳng hướng dẫn bạn được gì. Mặc dù theo lệ thường, khi những JRPG như Final Fantasy XV được phát hành, sẽ có rất nhiều thông tin quý giá đối với người chơi mới xuất hiện tràn lan thay cho phần này. Nhưng nếu được thiết kế vào trong gameplay thì vẫn tốt hơn.

Về thời lượng trải nghiệm, thế giới trong Final Fantasy XV khá rộng lớn. Trò chơi chắc chắn sẽ tưởng thưởng cho những ai quyết định dành nhiều thời gian cho nó. Square Enix đã xây dựng một thế giới mở khổng lồ có thể dễ dàng thỏa mãn bất kỳ ai cảm thấy bức bối với kiểu tuyến tính trong các phần chơi cũ, đặc biệt là Final Fantasy XIII.

Hẳn nhiều bạn khi đọc bài này cũng đã biết Final Fantasy XV có rất nhiều các hoạt động và nhiệm vụ phụ để tiêu tốn thời gian của người chơi. Nhưng không phải tất cả những thứ này đều thú vị hay đáng quan tâm. Một số trong đó, những người chơi JRPG có thể thấy thú vị như trò mô phỏng câu cá, các nhiệm vụ chụp hình, tìm nguyên liệu nấu ăn hay chơi banh điện. Có rất nhiều hoạt động như thế này trong Final Fantasy XV mà người chơi có thể làm cùng rất nhiều nhiệm vụ phụ.

Rõ ràng Square Enix đã bỏ công sức xây dựng các nội dung phụ rất nhiều. Nhưng nhiều không có nghĩa luôn tốt. Nếu chịu khó bỏ thời gian, những hoạt động phụ như kiểu minigame cũng khiến người chơi cảm thấy thú vị và… giết thời gian rất tốt. Trong khi đó, các nhiệm vụ phụ lại khá tẻ nhạt và mang tính lặp đi lặp lại. Tất nhiên, nó cũng có mặt tốt là giúp bạn tích lũy điểm kinh nghiệm nhanh hơn và chỉ có thế.

Nói vậy, nhưng nếu chỉ quan tâm đến phần cốt truyện chính, người chơi cũng không cần phải điên cuồng làm những nhiệm vụ phụ. Bạn có rất nhiều lựa chọn mình sẽ chơi như thế nào, tuy nhiên hầu hết những nhiệm vụ phụ này không nhằm mục đích giúp người chơi hiểu rõ hơn về tổng thể nội dung trong Final Fantasy XV.

Có điều, nếu chỉ tập trung phần chơi theo cốt truyện, trò chơi sẽ mất đi nhiều thú vị mà người chơi có thể tìm tòi thêm thông qua các hoạt động hay nhiệm vụ phụ. Chụp hình bằng máy ảnh của Prompto chẳng hạn, cũng vui đấy chứ. Tuy nhiên, thành thật mà nói, có lẽ Square Enix cũng không cần phải tái hiện lại mọi khía cạnh của cuộc sống đời thật trong một game nhập vai như thế. Rõ ràng, không sợ thiếu việc để làm trong Final Fantasy XV, quan trọng là bạn có đủ sức và kiên nhẫn để làm hết tất cả hay chỉ cần chơi để biết kết cục ra sao thôi.

Nếu bạn thắc mắc cốt truyện trong Final Fantasy XV có được cỡ Final Fantasy VII hay XII không thì câu trả lời là không. Mặc dù điều này có vẻ do thực tế hiện nay, các nhà làm game rất khó có thể làm được thứ gì đó là nguyên gốc chưa từng có trong khía cạnh kể chuyện, so với 20 năm về trước.

Phần kể chuyện là sự mở rộng toàn diện nhất định cho trò chơi, nhưng dường như nó là thiên hướng tự nhiên của việc thiết kế game theo quy mô lớn hơn. Nó giúp dễ dàng tạm chấp nhận thực tế là có quá nhiều lựa chọn hội thoại vô nghĩa và gần như chẳng mang đến khác biệt gì về mặt kết quả. Thay đổi tổng thể này đang diễn ra khá thường xuyên nhưng có lẽ rất ít người nhận thấy. Điều tương tự cũng đúng với phần lồng tiếng, chỉ ở mức trung bình chứ không đáng nhắc đến, trái ngược hoàn toàn với phần soundtrack của trò chơi dù không còn sự tham gia của “phù thủy nhạc game” Nobuo Uematsu.

Nếu so với nhân vật chính trong Final Fantasy X, thì tôi thích Noctis hơn so với cảm nhận ban đầu. Xét về tổng thể, tôi cũng có cảm giác tương tự đối với Final Fantasy XV. Mặc dù dòng game này có thể đã có một số bước đi sai lầm trong lịch sử của nó, nhưng Final Fantasy XV tạo được ấn tượng tốt trong lòng tôi. Trò chơi được thiết kế thế giới mở, kết hợp đại tu các hệ thống quen thuộc già cỗi từ trước, mang đến hệ thống điều khiển hiện đại và thú vị hơn, phù hợp với người chơi mới lẫn “lão làng” của dòng game.

Final Fantasy XV

Dù thích hay không, sự thay đổi trong Final Fantasy XV là hoàn toàn không thể tránh khỏi trên thực tế hiện nay. Phần cốt truyện mang chút cảm giác Square Enix đã có hơi quá sức khi cố gắng vượt qua kỳ vọng của người chơi. Kết thúc của Final Fantasy XV chắc chắn sẽ “gây bão” với nhiều người chơi. Dự án đầy tham vọng này cũng phần nào đó vượt qua được trở ngại kỹ thuật về phần cứng trên các hệ console. Mặc dù không còn nhiều vấn đề kỹ thuật như trong các bản demo, nhưng vẫn còn đây đó lỗi đồ họa hay giảm tốc độ khung hình khó tránh khỏi. Vấn đề này cũng xuất hiện trên cả PlayStation 4 Pro, bất kể phần cứng mạnh hơn và các thiết lập riêng trên hệ máy mới cho phép người chơi lựa chọn giữa chất lượng đồ họa hay tốc độ khung hình cao hơn.

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Genshin Impact chịu phạt 20 triệu USD trước những cáo buộc vô lý từ Ủy Ban FTC tại Mỹ

Genshin Impact chịu phạt 20 triệu USD trước những cáo buộc vô lý từ Ủy Ban FTC tại Mỹ

Khoa Nguyen

Trước những cáo buộc vô lý từ Ủy ban FTC về việc Genshin Impact sử dụng hình ảnh trẻ em để dụ dỗ trẻ cùng tuổi vào chơi game gacha, Hoyoverse hoàn toàn phủ nhận những ý kiến này nhưng vẫn buộc phải nộp phạt với mức 20 triệu USD để hai bên cùng thỏa thuận hướng đi mới.

Game Online
Lên đầu trang