[Review] Outlast 2 - Cơn ác mộng mới dường như chưa đủ sợ?

Tiếp quản những cơ chế về mặt lối chơi sinh tồn đã làm nên tên tuổi của Outlast, Outlast 2 mang đến cho người chơi một bối cảnh mới, với hi vọng tạo nên sự đáng sợ hơn nữa. Nhưng dường như có chút "hụt hơi" trong sự đáng sợ đó.

Sự cam kết điên rồ của Outlast 2 với ý tưởng cốt lõi của game đã đồng thời trở thành điểm mạnh nhất cũng như điểm yếu nhất. Tương tự phiên bản đầu tiên - đã giúp phổ biến lối chơi sinh tồn kinh dị góc nhìn thứ nhất khi nó ra mắt năm 2013 - Outlast 2 biến bạn thành một phóng viên không có kỹ năng chiến đấu và không có công cụ nào khác ngoài một chiếc máy quay phim. Lựa chọn duy nhất của bạn khi đối mặt với những kẻ sát nhân quái gở và khát máu chỉ có chạy và nấp.

 Review Outlast 2 - Cơn ác mộng mới dường như chưa đủ sợ?

Và kết quả là, mỗi một cành cây gãy, mỗi tiếng hét từ xa, mỗi xác chết khủng khiếp sẽ nắm lấy bạn với nỗi sợ thậm chí ngày một chặt hơn, nếu bạn thật sự có một cách để tự phòng vệ. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc lối chơi chính không thể phát triển qua tiến trình chơi - những khung cảnh rượt đuổi mà bạn đã sống sót khi bắt đầu game về cơ bản sẽ giống với những tình huống bạn đối mặt khi gần kết thúc. Không có nhiều cơ chế mới hay tình huống mới để tạo ra hàng giờ chơi đa dạng và hấp dẫn.

 Review Outlast 2 - Cơn ác mộng mới dường như chưa đủ sợ? 2

Để làm cho mọi thứ tồi tệ hơn, những khoảnh khắc lộn xộn nhất trong game - những phân cảnh mà bạn bị kẻ thù phát hiện và phải bỏ chạy để an toàn - đã trở thành một dạng "thử và sai" tương đối phiền phức. Gần như không thay đổi, những pha rượt đuổi này đi theo một kịch bản có sẵn: Bạn phải đi từ điểm A đến một điểm B cụ thể càng nhanh càng tốt. Vấn đề là, điểm B hiếm khi rõ ràng cho người chơi nhìn thấy. Đó có thể là một cái lỗ nhỏ để bạn bò qua, hoặc một kệ sách mà bạn phải di chuyển. Nhưng bạn chỉ có vài giây ngắn ngủi để đoán ra trước khi những kẻ truy đuổi bắt kịp và giết bạn, buộc bạn phải lặp lại phần lớn những đoạn rượt đuổi để quay trở lại nơi bạn mắc kẹt. Vào lúc đó, trò chơi đã trở nên bớt đáng sợ hơn và cơ bản chuyển sang ... bực mình.

 Review Outlast 2 - Cơn ác mộng mới dường như chưa đủ sợ? 3

Điều này đôi khi cũng là một vấn đề trong phần đầu tiên, nhưng bạn thường có nhiều sự tự do hơn và có thể chơi chiến thuật hơn - nếu bạn đang cố gắng tránh một kẻ xấu trong một khu vực rộng lớn, trong lúc di chuyển từ phòng này qua phòng kia để thu thập vật phẩm, bạn có thể quyết định "Được rồi, hắn thấy mình khi mình đi ngang qua đây, nhưng mình nghĩ có thể quay trở lại chiếc tủ khóa này và trốn trước khi hắn bắt được mình." Trong Outlast 2, về tổng thể bạn chỉ cần chạy khỏi bất cứ thứ gì ngay đằng sau bạn và hi vọng bạn đoán ra được con đường đúng để đi. Thực tế thì trò chơi rất xuất sắc trong việc tạo cho bạn sự hoảng loạn diễn ra liên tục. Bạn không bao giờ biết được khi nào địa ngục sẽ diễn ra lần nữa, nhưng bạn luôn biết nó đang đến.

 Review Outlast 2 - Cơn ác mộng mới dường như chưa đủ sợ? 4

Sự căng thẳng là những gì Outlast 2 làm tốt nhất. Lối chơi của nó có thể có sự thiếu sót theo những hướng nhất định, nhưng bạn luôn có thể đắm mình trong bầu không khí của game. Thay cho bệnh viện tâm thần trong tựa game đầu, nhân vật chính mới Blake Langermann tìm thấy mình lạc lối giữa một "sa mạc" Arizona, bị vây quanh bởi những kẻ cuồng tín và những xác chết. Mặc dù bạn sẽ phải chịu đựng nhiều môi trường khác nhau, sự cuồng tín sẽ theo chân bạn bất kì đâu. Và phối hợp với phần hình ảnh là mảng âm thanh cực kì chất lượng. Từ tiếng chà xát, tiếng bước chân lẫn những tiếng thì thầm dường như đến từ mọi hướng. Âm thanh trong Outlast 2 là một trong những đóng góp to lớn cho cảm giác đáng kinh ngạc của game. Tiếng lạo xạo trong mỗi bước chân khi bạn đi qua một cái hố ... đầy xác trẻ sơ sinh có thể sẽ ám ảnh bạn một thời gian dài.

 Review Outlast 2 - Cơn ác mộng mới dường như chưa đủ sợ? 5

Tất cả những chiến thuật gây sợ hãi này gieo vào đầu bạn và, theo một cách nào đó, khắc sâu thêm những khoảnh khắc sợ hãi khi bị rượt đuổi. Trong phần lớn các trò chơi, bước vào một căn phòng và cầm lấy một vật phẩm khá đơn giản, nhưng trong Outlast 2, khi bạn hoàn toàn bị thuyết phục về những sự kinh dị chỉ đang đợi để xé toang cổ họng của bạn ra, việc khám phá để tìm kiếm những viên pin máy ảnh đột nhiên tạo cảm giác như một thử nghiệm đau đớn. Và bạn sẽ cần những viên pin đó. Như phần 1, hệ thống nhìn đêm của máy ảnh của bạn cho phép nhìn trong bóng tối, và tính năng micro định hướng mới sẽ cho phép bạn dò được kẻ thù xuyên qua các bức tường. 

 Review Outlast 2 - Cơn ác mộng mới dường như chưa đủ sợ? 6

Tuy nhiên, cả hai tiện ích này sẽ làm tiêu hao pin của bạn ở mức báo động, đặc biệt ở những thiết lập độ khó cao hơn. Bạn có thể giữ được hệ thống nhìn đêm ngay cả khi bạn chạy, nhưng màn hình của bạn sẽ bắt đầu nhấp nháy và máy ảnh không thể focus được. Nó gần như đáng sợ hơn là trở thành "mù" hoàn toàn, vì thế việc sử dụng pin của bạn một cách hợp lý rất quan trọng. Ở chế độ Normal, việc tìm pin không quá khó. Nhưng ở những thiết lập độ khó cao hơn, khía cạnh của trải nghiệm này thành một thử thách thật sự.

 Review Outlast 2 - Cơn ác mộng mới dường như chưa đủ sợ? 7

Ngay cả khi bạn dự trữ đầy pin, có một lý do khác để thăm dò sự "dũng cảm" của bản thân: Các bản nhật ký. Tương tự OutlastOutlast 2 không đi theo hướng cốt truyện truyền thống, với mô hình bắt đầu - khúc giữa - và kết thúc. Thay vào đó, bạn được cho một mục tiêu - trong trường hợp này, để cứu cô vợ bị mất tích - và những thứ xảy ra khi bạn cố gắng đạt mục tiêu đó. Cách duy nhất để hiểu tình huống của bạn là thu thập thông tin từ, ví dụ, những lá thư tự sát, và những trích đoạn. Nhưng câu chuyện chính của Outlast 2 lại dựa quá nhiều vào những câu chuyện kinh dị rùng rợn, bao gồm những kẻ cuồng tín dã man, những con quỷ, ... Kết thúc của game cũng rơi vào tình trạng thiếu đi những nút thắt hoang dại như phần một.

 Review Outlast 2 - Cơn ác mộng mới dường như chưa đủ sợ? 8

Nhưng có một khía cạnh khác trong cốt truyện Outlast 2. Trong quá trình chơi, Blake sẽ bắt đầu trải nghiệm những ảo giác dường như miêu tả về một sự kiện đau đớn thời thơ ấu. Chúng tiết lộ những chi tiết mới tại một cường độ chính xác, cung cấp các gợi ý mà không cần phải ghi ra mọi thứ. Nó tạo cho người chơi cảm giác thích thú, và mang lại những cảm xúc đặc biệt thông qua việc chia sẻ cảm giác tội lỗi, sự bỏ rơi, và việc khai thác đức tin. Nhìn chung, ảo giác của Blake là một trong những yếu tố mạnh nhất của game.

 Review Outlast 2 - Cơn ác mộng mới dường như chưa đủ sợ? 9

Thực tế thì, công thức "không vũ khí" của Outlast hoạt động hiệu quả trong một trải nghiệm ngắn hơn. Việc kéo dài gấp đôi thời lượng của phần 1 đã khiến lối chơi Outlast II trở nên mặc mỏi, đặc biệt từ khi việc theo đuổi kịch bản game đẩy bạn xuống những con đường đã được đặt trước. Dù sao thì, những thiếu sót đó cũng có thể chấp nhận được trong một tựa game kinh dị sinh tồn thật sự. Phần chơi chiến dịch đáng sợ từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc, và hứa hẹn mang đến một nỗi sợ nhất định vì không cho phép bạn đánh trả. Bầu không khí và thiết kế âm thanh được tạo ra một cách chuyên nghiệp, và ảo giác của Blake làm nổi bật cốt truyện của game hơn người tiền nhiệm. Nó không làm quá nhiều để xây dựng trên công thức ban đầu, nhưng nó chắc chắn mang đến một phiên bản tinh tế hơn của cùng một ý tưởng.

 Review Outlast 2 - Cơn ác mộng mới dường như chưa đủ sợ? 10

Tóm lại, hãy nghĩ về Outlast II như một chuyến đi băng qua một căn nhà bị ma ám thật sự đáng ngạc nhiên: Bạn không có nhiều quyền kiểm soát, và thỉnh thoảng chuyến đi bị phá vỡ bởi một đến hai khoảnh khắc, nhưng về cơ bản game vẫn đảm bảo để lại sự sợ hãi nhất định trong tâm trí bạn, trừ phi bạn là một game thủ hardcore thực sự trong thể loại kinh dị sinh tồn. Chúc bạn may mắn với trải nghiệm Outlast II của riêng mình.

 Review Outlast 2 - Cơn ác mộng mới dường như chưa đủ sợ? 11

Lag.vn

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang