ESPN vừa tung ra bản xếp hạng những người đi đường giữa và Faker vẫn giữ được danh hiệu đỉnh cao
Cuộc bầu chọn này được thực hiện bởi các nhà báo là Tyler Erzberger, Kelsey Moser, Emily Rand, Xander Torres. Từng người trong số họ sẽ lập một danh sách các người đi đường giữa của riêng mình và điểm sẽ được tính dựa theo thứ tự trên danh sách rồi từ đó xếp hạng.
1. Lee “Faker” Sang-hyeok (SK Telecom T1)
Faker là một tượng đài của LMHT thế giới.
Còn ai nữa ngoài chàng trai này đây? Việc mới đây SKTelecom T1 thua trong trận chung kết LCK mùa hè 2017 chẳng ảnh hưởng gì lắm. Cậu ta vẫn là người đi đường giữa và là tuyển thủ xuất sắc nhất thế giới. Faker đã giành chức vô địch CKTG ba lần trong vòng bốn năm thi đấu. Nếu năm nay SKT lại nâng cúp một lần nữa thì nó sẽ là một chuỗi vô địch ba lần liên tiếp, điều này sẽ đưa tên tuổi của Faker lên một tầm cao hoàn toàn mới.
Kĩ năng tuyệt đỉnh của Faker là điều khỏi cần bàn cãi.
Năm nay có lẽ là năm khó khăn nhất đối với huyền thoại của làng LMHT thế giới. Thời điểm năm ngoái SKTcũng gặp vấn đề nhưng không có dấu hiệu nặng nề như lần này. Sau thất bại trước LPL tại giải Khu vực đại chiến, Faker và đồng đội đã phải chịu rất nhiều áp lực dư luận. Lí do chính là vì SKT là một trong những “tội đồ” lớn nhất của thất bại này do sự khinh địch và cẩuthả khi thi đấu. Mọi thứ càng trở nên tệ hơn sau khi đội tuyển thua liền bốn trận liên tiếp với kết quả 0-2. Từ đội giỏi đến đội kém ở LCK, họ đều đã thua.
SKT T1 luôn rất mạnh ở CKTG!
Tuy nhiên sau đó SKT T1 dường như đã tìm lại được bản thân mình khi đánh bại “Super Team” KT Rolsterhoàn toàn ở cả vòng bảng lẫn Play-offs một cách vô cùng thuyết phục. Họ đã đánh từ vòng Wildcard của vòng loại khu vực Hàn Quốc đến tận trận chung kết. Những tưởng SKT sẽ đè bẹp Longzhu Gaming trong trận chung kết nhưng sự khinh địch lại một lần nữa làm hại họ. Đồng thời với thất bại này, KT cũng mất luôn cơ hội đến với CKTG. Dù cho SKT chật vật ra sao thì khi tham dự CKTG họ lại trở thành một đội tuyển khác hoàn toàn. Ba lần SKT tham dự CKTG họ đều thắng cả ba nên chớ nên coi thường họ. Tuy nhiên Longzhu Gaming đã phá được thành tích bất bại ở chung kết LCK của SKT, liệu họ có làm được điều này ở CKTG?
2. Kwak “Bdd” Bo-seong (Longzhu Gaming)
Sau chuỗi ngày dự bị gian khổ và chịu sự ghẻ lạnh thì cậu bé thần đồng năm nào đã tìm được điểm tựa để tỏa sáng và phô diễn tài năng của mình. Bdd đã được đánh giá cao kể từ khi còn ở CJ Entus bởi nhiều tuyển thủ và HLV có tiếng. Hè năm nay là một mùa giải để đời của anh chàng này khi vừa vô địch LCK vừa đạt danh hiệu MVP của giải đấu, đồng thời lại còn được đến CKTG lần đầu tiên trong đời. Lối đánh của Bdd là lối đánh kiểm soát và phòng ngự phản công vô cùng xuất sắc, chúng ta hãy cùng chờ xem những pha xử lý mãn nhãn của cậu ta ở CKTG năm nay.
3. Soren “Bjergsen” Bjerg (Team SoloMid)
Bjergsen luôn là tuyển thủ đường giữa hàng đầu thế giới những năm gần đây.
Bjergsen là một cái tên vô cùng quen thuộc đối với người hâm mộ LMHT thế giới, có lẽ chỉ sau Faker. Cái tên của tuyển thủ tới từ châu Âu luôn gắn liền với sự thành công của TSM ở các giải quốc nội, kể từ sau khi có chữ ký của Bjergsen thì thành tích của họ chỉ có nhất hoặc nhì ở mọi mùa giải LCS Bắc Mỹ. Kỹ năng và lối đánh của cậu ta cũng ngang ngửa, thậm chí nhiều chuyên gia đánh giá là chẳng kém Faker là bao.
Vô đối ở Bắc Mỹ nhưng Bjergsen và đồng đội vẫn cần phải thể hiện được nhiều hơn ở CKTG.
Nhưng bản lĩnh và phong độ thì lại không được như thế, cùng với đồng đội của mình, Bjergsen luôn là người bị chỉ trích sau những thất bại vô cùng xấu hổ của TSM ở CKTG. Đặc biệt là ở CKTG năm ngoái khi ANX, một đội Wildcard lại giành được cơ hội vào tứ kết trong khi TSM với đội hình toàn sao lại trở thành khán giả ngay trên sân nhà. Mong rằng thảm kịch đó sẽ không lặp lại ở CKTG năm nay.
4. Li “xiaohu” Yuan-hao (Royal Never Give Up)
xiaohu được kì vọng sẽ tỏa sáng trên sân nhà.
xiaohu luôn bị coi là một tuyển thủ có tiếng mà không có miếng. Năm ngoái sau màn thi đấu thất vọng ở CKTG thì chẳng mấy ai để ý đến cậu ta nữa, cho dù ngôi sao của RNG đã từng đạt hạng nhất ở máy chủ Hàn Quốc. Tuy nhiên sang tới năm nay thì RNG đã thay máu quá nửa đội hình và trở thành một đội thi đấu xoay quanh khu vực đường giữa. xiaohu đã trở thành một trong hai trụ cột của đội tuyển cùng với xạ thủ Uzi. Hai con bài Cassiopeia và Corki của cậu ta vô cùng nổi tiếng ở LPL. RNG đã trở thành đội tuyển đầu tiên ghi tên mình vào danh sách tham dự CKTG sau khi đánh bại Team WE ở bán kết LPL mùa Hè 2017. Nhưng trận chung kết của họ với EDG lại khiến người hâm mộ vô cùng thất vọng khi cả xiaohu lẫn Uzi đều mắc rất nhiều sai lầm dẫn tới việc bị lật kèo 3-2. Mong rằng sau quãng thời gian vài tuần chuẩn bị thì RNG đã sửa chữa được điểm yếu này và chứng minh rằng LPL không phải là khu vực “khôn nhà dại chợ“.
Đồng hạng 5:
Luka “PerkZ” Perkovic (G2 Esports)
Perkz cần chứng tỏ sự tự tin của anh không chỉ ở trên mạng xã hội.
Mùa giải CKTG năm nay sẽ là một trận đấu sống còn của G2 và cả PerkZ. Năm ngoái G2 đã lãnh đủ danh hiệu “khôn nhà dại chợ” sau khi thi đấu vô cùng bết bát ở cả CKTG lẫn MSI 2016. PerkZ còn bị vạ miệng ăn gạch đá từ cộng đồng sau khi phát biểu tự tin mà sau đó đội tuyển lại thất bại thảm hại. Sang tới năm nay thì G2 đã chuộc được lỗi của mình ở MSI 2017 với việc giành cơ hội tham dự trận chung kết mặc dù họ được đánh giá vô cùng thấp. Tuy rằng thua trước SKT nhưng G2 vẫn chứng minh được bản lĩnh của mình. Tưởng rằng vận đen của họ đến đây là kết thúc thì G2 lại có một mùa giải tương đối rệu rã vô cùng. Tiêu biểu là thất bại nặng nề ở Khu Vực Đại Chiến trước các đại diện Bắc Mỹ như TSM và P1 – Một đội tuyển đứng bét bảng ở LCS Bắc Mỹ mùa hè.
G2 sẽ được thế giới nhìn với một con mắt khác nếu vượt qua được vòng bảng CKTG 2017.
Mặc dù thế thì G2 đã kịp thức tỉnh khi giành được chức vô địch LCS Châu Âu mùa Hè năm nay một cách vô cùng thuyết phục. Hi vọng họ sẽ phá được cái dớp ở CKTG năm nay
Huang “Maple” Yi-Tang (Flash Wolves)
Maple và FW cần phải học cách dứt điểm trận đấu khi có lợi thế.
Anh chàng này cùng với người đi rừng Hung “Karsa” Hau-Hsuan và người chơi hỗ trợ Hu “SwordArt” Shuo-Jie chính là xương sống của đội hinh FW. Thường thường Karsa sẽ giúp Mapple có được lợi thế rồi từ đó cả hai đi giúp các đường khác rồi giành chiến thắng. Tuy nhiên mùa này phong độ của Mapple lại không được cao cho lắm. Việc FW hay gặp rắc rối khi kết thúc trận đấu đã khiến những fan hâm mộ của họ cực kì phiền muộn, quên sao được trận đấu giữa FW cùng C9 năm ngoái khi họ quá kém cỏi trong việc dứt điểm đại diện Bắc Mĩ và bị kéo late dẫn tới lật kèo. Nhưng FW dù sao vẫn là một đối thủ đáng gờm và không thể coi thường.
Su “Xiye” Han-Wei (Team WE)
Xiye cần thể hiện bản thân nhiều hơn ở CKTG 2017.
Xiye chưa bao giờ là một tuyển thủ đi đường giữa được đánh giá cao. Vào năm 2015 khi mà Team WE đánh bại GE Tigers (ROX Tigers) ở IEM thì mọi người mới bắt đầu chú ý tới cậu ta nhưng kỳ vọng lại dần bị dập tắt cùng với thành tích bết bát của Team WE trong hai năm 2015 và 2016. Sang tới năm nay thì Team WE bất ngờ vụt sáng và giành được cơ hội tham dự MSI 2017. Họ thi đấu xuất sắc nhưng lại một lần nữa thua một cách khó hiểu dưới tay của một đội được đánh giá kém hơn là G2. Điểm sáng duy nhất của Xiye trong mùa này có lẽ là chiến thắng cửa Team WE trước SKT ở Khu Vực Đại Chiến.
Xiye và WE sẽ phải chiến đấu hết mình để vượt qua vòng Khởi Động.
Nhìn chung Team WE hay có xu hướng làm cho người hâm mộ thất vọng và đem lại vinh quang trong thời điểm mà chả ai ngờ tới. Xiye cũng là một người không có phong độ ổn định cho lắm mặc dù lối đánh và kỹ năng khá ổn. Hãy cùng chờ xem liệu WE có tìm lại được ánh hào quang sau 5 năm chưa từng tham dự CKTG hay không.
Nikolaj “Jensen” Jensen (Cloud9)
Jensen đã thi đấu ấn tượng ở mùa Hè.
Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc về vị trí của anh chàng này nhưng xét theo thành tích của Cloud9 thì nó cũng là hợp lý. Mặc dù Jensen có một mùa Xuân khá tốt nhưng sự phối hợp cùng đồng đội, đặc biệt là người đi rừng lại không được như vậy. Sang đến giải mùa Hè khi vấn đề này được giải quyết thì phong độ của cả đội lại không ổn định. May là họ vẫn giành được chiếc vé vớt cuối cùng đến với vòng Khởi Động. Lối đánh của Jensen là đè đường và đi đảo đường giúp đồng đội giành lợi thế, khả năng farm lính cũng kĩ năng xử lý của cậu ta là vô cùng đáng nể. Hi vọng Jensen cùng đồng đội sẽ sửa chữa được sai lầm của mình và tiến xa ở CKTG lần này.