ESPN đánh giá 24 đội tuyển tham dự CKTG 2017: Hàn Quốc chiếm 3 vị trí đầu

Những đội tuyển tham dự CKTG 2017 đã được ESPN xếp hạng đánh giá đã gây bão dư luận từ khi mới công bố

1. SK Telecom T1sktelecom_t

34420788210_67c407cfab_k

SKT T1 đã thống trị MSI 2017.

Hiện nay không có một đội tuyển nào trên thế giới có thể làm tốt hơn SKT trong khoản tìm ra điểm yếu và khắc phục chúng một cách nhanh chóng nhất. Chính điều này cũng làm cho ngôi vị số 1 khó có thể rơi khỏi tầm tay của SKT, dù cho trước đó họ có để thua 1-3 trước Longzhu Gaming trong trận chung kết LCK Mùa Hè 2017. SKT đã gặp phải một số vấn đề với khu vực đường trên và đi rừng, từ đó áp lực đè nặng lên vai của cặp đôi đường dưới. Điểm yếu này của họ đã bị Longzhu khai thác bằng cách lựa chọn cho Khan những vị tướng đè đường mạnh, và để cho cặp đôi PraY – GorillA thi đấu sòng phẳng với Bang – Wolf.

34674106021_94a49d210c_k

SKT T1 vẫn là ứng cử viên số 1 cho ngôi vô địch CKTG 2017.

Việc SKT đem Huni và 2 người đi rừng tới CKTG thay vì Untara cho thấy rằng họ dường như đã tìm ra được điểm yếu của mình sau khi để thua ở trận chung kết. Nhìn chung, SKT vẫn đang cố gắng để bảo vệ danh hiệu vô địch thế giới của họ bằng mọi giá.

 2. Longzhu Gaming 300px-LongZhu_Gaminglogo_square

DIQbUL-VYAAj9VM

Phải mất tới 5 năm để tổ chức  Incredible Miracle/Longzhu mới có thể góp mặt tại một giải đấu chung kết thế giới, kể từ khi họ thành lập. Chức vô địch của họ tại LCK Mùa Hè vừa qua cũng là một trong những chức vô địch bất ngờ nhất trong lịch sử Liên Minh Huyền Thoại, khi Longzhu đánh gục SKT T1.

Sau giải Mùa Xuân không thể góp mặt trong vòng playoffs, một đội hình với những cái tên trẻ tuổi và một trong số đó là một tuyển thủ đường trên đang thi đấu tại giải hạng 2 Trung Quốc trong thời điểm đó, tất cả đã giúp Longzhu tạo nên một bước ngoặt. Trong mùa giải này, Kim “Khan” Dong-ha đã thi đấu với một phong độ xuất thần và cũng chính anh là một đầu tàu giúp đưa Longzhu đến với vinh quang. Trong khi đó, cặp đôi đường dưới rất giàu kinh nghiệm  Kim “PraY” Jong-in và  Kang “GorillA” Beom-hyun đã hoàn thành vai trò dẫn đường chỉ lối cho những người đàn em. Tất cả họ đã thực sự làm nên lịch sử khi lần đầu đánh bại được SKT trong một trận chung kết của giải quốc nội.

DGoFmgHV0AAwWGd

Khan là tuyển thủ nổi bật nhất của Longzhu Gaming giai đoạn Mùa Hè.

Mặc dù mới đánh bại được SKT, nhưng Longzhu không phải là không có những điểm yếu. Nếu như Longzhumuốn ngăn cản SKT lên ngôi vô địch lần thứ 3 liên tiếp và giành được 4 chức vô địch tất cả, họ sẽ cần phải khắc phục được những điểm yếu đó càng sớm càng tốt. Đặc biệt là thành viên trẻ tuổi và ít kinh nghiệm nhất của Longzhu, người đi rừng Moon “Cuzz” Woo-chan đã bị lộ ra rất nhiều điểm yếu khi bị đối phương giành cho quá nhiều lượt cấm, cùng với đó là lối di chuyển của anh thường bị bắt bài vì thường xuyên xoay quanh khu vực đường trên trong khoảng thời gian đầu trận để hỗ trợ cho Khan. Trong khi đó thì Khan – ngôi sao của Longzhu trong mùa giải vừa qua – vẫn cần phải cải thiện bản thân nhiều hơn nữa trong giải đấu sắp tới tại Trung Quốc. Sau khi chứng tỏ được kỹ năng cá nhân của mình cùng với việc sử dụng thành thạo những tướng thiên về sát thương, Khan cũng đã bị đặt một dấu hỏi lớn về khả năng sử dụng những vị tướng chống chịu, điều có thể khiến anh gặp rắc rối sau khi tiến vào những vào trong nếu các lựa chọn mang tính chất “carry” bị cấm đi. Tuy nhiên, ngoài đội tuyển với tên gọi “SKT“, rất ít đội tuyển có thể cản bước Longzhu trên đường tiến đến trận chung kết của CKTG lần này.

3. Samsung Galaxyssg-icon

i

Cũng khá giống với năm ngoái, mọi người đều bất ngờ khi thấy Samsung vượt qua “Super Team” KT để trở thành hạt giống số 3 của khu vực Hàn Quốc. Đây là năm thứ 2 mà Samsung Galaxy đã lấy đi chiếc vé tham dự CKTG từ tay KT Rolster, sau “bi kịch 2HP” của Score năm ngoái.

Tuy nhiên, cũng giống như năm 2016, Samsung sở hữu những tuyển thủ có lối chơi thông minh và phù hợp với những chiến thuật mà đội để ra, những điều đã giúp họ có được thành công. Năm ngoái, đó là  Lee “Crown” Min-ho và Jo “CoreJJ” Yong-in, những người đã tạo ra một sự ấn tượng không hề nhỏ, còn năm nay là người đi rừng kỳ cựu Kang “Ambition” Chan-yong và người đi đường trên Lee “CuVee” Seong-jin.

CvpRKoYWgAAmxNy

CuVee là điểm tựa vững chắc cho thành công của Samsung.

Tuy những số liệu thống kê về thành tích của CuVee không được ấn tượng bằng Song “Smeb” Kyung-ho hay Jang “MaRin” Gyeong-hwan, nhưng CuVee đã không ít người đã gồng gánh cả Samsung Galaxy tránh khỏi những thất bại trong giai đoạn giữa mùa giải. Ngoài ra, Ruler cũng đã từng bước một cải thiện được bản thân mình, từ một xạ thủ chỉ thường thi đấu tròn vai trở thành một xạ thủ có thể tự tạo ra dấu ấn của riêng mình, ngay cả khi người chơi hỗ trợ của anh không quá thuận tay với những vị tướng phù hợp với meta. Rõ ràng Samsung không phải là đội tuyển được mong đợi sẽ góp mặt tại CKTG, nhưng dù sao thì họ cũng đã chứng tỏ được bản lĩnh sau khi vượt qua được KT Rolster. Chính vì vậy, Samsung là một đối thủ không dễ dàng bị đánh bại bởi bất cứ đội tuyển nào.

4. Team WETeam_WElogo_square

33774636073_ba92eecd43_k

Mystic là ngôi sao được đánh giá cao nhất WE.

Trong suốt năm qua, Team WE có thể được coi là một trong đội tuyển hàng đầu Trung Quốc. Nhưng vừa qua, Team WE đã phải thi đấu 3 trận BO5 ở vòng loại khu vực để giành vé tham dự CKTG, bắt đầu từ vòng Khởi Động.

Có lẽ sức mạnh lớn nhất của WE cũng chính là điểm yếu của họ, rất khó để có thể tìm ra phong cách chơi rõ ràng của WE. Họ có thể chiến thắng bằng nhiều điều kiện khác nhau, nhưng lối chơi hiệu quả nhất thường là sử dụng những tướng đi đường đơn có độ cơ động cao để rồi từ đó gây áp lực trong giai đoạn đi đường và mở giao tranh trong khu vực rừng hoặc đường dưới. Thực tế là WE có thể thi đấu theo rất nhiều cách khác nhau khiến cho rất khó để có thể chuẩn bị kỹ khi đối đầu với họ, đặc biệt là trong những trận đấu BO1. Ngay cả khi WE bị bất lợi sau khoảng thời gian đầu trận thì xạ thủ Jin “Mystic” Seongjun – giờ đây đã trở thành một trong những xạ thủ giao tranh tốt nhất thế giới, vẫn biết cách tìm lại lợi thế cho họ.

34198774580_482d97ee6d_k

Condi và đồng đội phải vượt qua vòng Khởi Động nếu muốn làm nên điều gì đó kì diệu trên sân nhà.

Chính vì lối chơi đa dạng như vậy nên WE có thể giành chiến thắng bất cứ lúc nào những cũng có thể nhận phải những thất bại một cách khá bất ngờ. Nếu nói theo một cách tích cực, Team WE là đội tuyển Trung Quốc có nhiều khả năng nhất đánh bại được những đội tuyển Hàn Quốc. Nhưng điều kiện để WE có thể làm được điều đó là họ cần phải vượt qua được vòng Khởi Động trước đã.

5. Royal Never Give Up Royal_Never_Give_Uplogo_square

cropped_uzi

Uzi liệu có thể tỏa sáng trên sân nhà?

Jian “Uzi” Zi-Hao đã trở nên khá nổi tiếng kể từ khi anh có trận ra mắt vào năm 2013, nhưng đối với RNG thì tuyển thủ đáng theo dõi nhất của họ lại là người đi đường giữa  Li “xiaohu” Yuan-Hao. “Con tiểu hổ” của khu vực LPL đã trưởng thành hơn rất nhiều kể từ khi anh thi đấu cho Gamtee, đến lần than dự CKTG năm 2016, hay những khó khăn mà anh gặp phải hồi đầu năm nay, và cho tới tận bây giờ.

Ngay cả với Uzi khi trở lại sau chấn thương, RNG không giành hết tất cả nguồn tài nguyên cho xạ thủ giống như cách mà nhiều đội tuyển khác thường làm. Thay vào đó, RNG lại sử dụng một lối chơi linh hoạt hơn nhiều, đó là lấy sự ổn định của xiaohu làm trọng tâm và thi đấu xoay quanh khu vực đường giữa. Cả 2 đường cánh của RNG là Yan “LetMe” Jun-Ze và cặp đôi Uzi/Ming cũng đều là những người có khả năng gánh đội giống như xiaohu. Cách mà RNG cấm chọn trong trận chung kết LPL  đã bị nhận rất nhiều lời chỉ trích, nhưng họ vẫn còn rất nhiều chiến thuật thú vị có thể được sử dụng trong các trận BO1, đặc biệt là khi RNG sở hữu rất nhiều nhân tố gánh đội. Bài thuốc thử thực sự giành cho RNG chỉ đến khi họ bước vào những trận BO5, nếu như họ có thể vượt qua vòng bảng.

6. Team SoloMid Team_SoloMid_logo.svg

36840487482_cce987b76c_k

TSM đã mạnh hơn so với chính họ tại MSI 2017.

Không còn lời bào chữa nào giành cho TSM nếu như họ không thể vượt qua được vòng bảng năm nay. Nhà vô địch Bắc Mỹ 3 lần liên tiếp đã được vào một bảng đấu không có bất kỳ đội tuyển Hàn Quốc nào. Trong 2 năm trước, TSM đã luôn rơi vào bảng đấu được coi là “bảng tử thần” và không thể tiến vào được vòng loại trực tiếp, dù cho đã được kỳ vọng rất nhiều nhưng đội tuyển số 1 Bắc Mỹ vẫn không thể đáp ứng được kỳ vọng của người hâm mộ.

36203253553_395434c861_k

Bjergsen và đồng đội không được phép gây thất vọng thêm nữa.

Không có gì ngạc nhiên khi TSM một lần nữa sẽ thi đấu xoay quanh MVP của Bắc Mỹ, siêu sao đường giữa Soren “Bjergsen” Bjerg. Sau khi không thể hiện được nhiều tại đất Mỹ trong năm ngoái, hay trên đất Brazil tại giải đấu Mid-Season Invitational một vài tháng trước đây, thì đây chính là khoảng khắc giành cho Bjergsen – cùng với phần còn lại của TSM – để viết lại lịch sử của đội tuyển này trong những giải đấu quốc tế. Nếu như vẫn không thể làm điều đó, TSM sẽ không còn có thể đổ lỗi cho ai khác ngoài chính bản thân họ.

7. G2 Esports 130px-G2_Esportslogo_square

G2

G2 là “ông vua” ở châu Âu.

Cuộc tranh luận giữa G2 Esports và Team SoloMid đang dần đi đến hồi kết. Cả 2 đội tuyển đều có một điểm tương đồng.

Cả 2 đội tuyển đều là những “Độc cô cầu bại” tại giải đấu quốc nội.

Cả 2 đội tuyển đều kiểm soát đường cánh tốt hơn những đội tuyển còn lại tại LCS.

Cả 2 đội tuyển đều tập trung tạo áp lực ở khu vực đường giữa và tìm kiếm cơ hội đề lăn cầu tuyết dựa vào việc nắm bắt những sai lầm của đối phương.

Lợi thế của G2 so với TSM là họ sở hữu cặp đôi đường dưới mạnh hơn và đồng nhất hơn, nhưng trong meta hiện tại, việc kiếm soát tốt khu vực đường giữa mới là điều quan trọng. Trong khi G2 dành rất nhiều sự chú ý và lên kế hoạch giữ sự ổn định ở khu vực đường giữa, thì Bjergsen lại thường xuyên đẩy lính rất nhanh ở đường giữa nhờ vào bùa xanh và những kèo đấu thuận lợi, để rồi từ đó anh có thể giải phóng những người đồng đội của mình. Luka “Perkz” Perković thì lại chọn cách lấy bản thân mình làm “mồi nhử” để thu hút nguồn nhân lực của đối phương. TSM là đội tuyển làm tốt hơn trong việc phân chia tài nguyên đồng đều cho các vị trí, thì G2 lại là đội có bộ đôi đường dưới có thể gây áp lực lên trụ của đối phương. G2 là đội tuyển để lộ ít sơ hở khi thi đấu hơn so với TSM, nhưng việc phân chia nguồn nhân lực không tốt lại khiến họ dễ bị trả giá.

8. EDward Gamingedward-gaming

clear3

EDG của Clearlove đã yếu đi hơn so với năm trước.

Mặc dù là đội tuyển đương kim vô địch của LPL, nhưng việc tất cả các trận bán kết của khu vực này đều phải kéo dài đến 5 ván đấu đã khiến cho việc xếp hạng các đội tuyển trở nên khá mơ hồ. Về sức mạnh của mỗi cá nhân, Chen “Mouse” Yuhao vẫn là mắt xích khá yếu của EDG trong khoảng thời gian đầu trận và thường mất đi thế trận đẩy đường từ rất sớm. Trong khi đó, số lượng tướng mà  Ming “Clearlove” Kai có thể sử dụng ngày càng bị hạn chế. Thêm vào đó, xạ thủ Hu “iBoy” Xianzhao mới chỉ gia nhập đội được vỏn vẹn vài tháng. Tất cả những điều đó khiến cho EDG của năm nay giống như một hiện tượng hơn là một đội tuyển hàng đầu.

EDG phụ thuộc rất nhiều vào việc Lee “Scout” Yechan có được những vị tướng đẩy đường yêu thích của anh ấy hay không, cùng với đó là phụ thuộc vào kỹ năng của Tian “Meiko” Ye để kiểm soát phần dưới của bản đồ bằng những vị tướng hỗ trợ có khả năng mở giao tranh như Alistar. EDG có thể lật ngược thế cờ trong những trận đấu dài hơi, nhưng còn trong những trận BO1 thì đó lại là điều hoàn toàn khác. Chính vì vậy, EDG có thể sẽ gặp phải không ít khó khăn trong giai đoạn vòng bảng.

9. Flash WolvesFlash_Wolves

FWart

SwordArt là tuyển thủ đáng chú ý nhất của FW ở CKTG lần này.

Flash Wolves đã giành được chức vô địch lần thứ 4 tại Đài Loan và chuẩn bị được tham dự giải đấu danh giá nhất hành tinh lần thứ 3 liên tiếp. Tuy nhiên thật không may khi họ đã bị đánh giá thấp hơn so với trước đây, khi mà những sáng kiến của họ trong việc tạo ra một giai đoạn cấm chọn linh hoạt hơn lại không thu được kết quả như mong muốn. Không những vậy, siêu sao đường giữa của FW là Huang “Maple” Yi-Tang lại có một màn trình diễn kém thuyết phục trong giải mùa hè vừa qua và không phải là một tuyển thủ thu hút được quá nhiều sự chú ý tại CKTG lần này. Điểm sáng duy nhất còn lại của FW là hỗ trợ  Huo “SwordArT” Shuo-Jie, tuyển thủ không chỉ là được đánh giá là xuất sắc nhất tại LMS mà còn là một trong những hỗ trợ xuất sắc nhất thế giới.

10. ImmortalsESPN đánh giá 24 đội tuyển tham dự CKTG 2017: Hàn Quốc chiếm 3 vị trí đầu 24

35993136924_4d2ea545ef_k

Bằng một cách nào đó thì sau lượt bốc thăm “may rủi”, Immortals sẽ phải đối mặt với một phiên bản “người anh trai” của họ mang tên Longzhu, cũng như ẩn số tới từ Đông Nam Á GIGABYTE Marines tại giai đoạn vòng bảng. Cả Longzhu và Immortals đều xếp vị trí thứ 7 và không đủ điều kiện tham dự playoffs mùa xuân trước khi có sự thay đổi mạnh mẽ vào mùa hè và góp mặt tại CKTG. Mặc dù Immortals có thể bắt nạt những đội tuyển khác tại giải Bắc Mỹ trong giai đoạn đi đường nhờ vào những siêu sao người Hàn là Lee “Flame” Ho-jong và tân binh Cody “Cody Sun” Sun, nhưng nếu so với những “mãnh thú” như PraY và GorillA ở phía bên kia chiến tuyến thì chừng đó vẫn là chưa đủ.

Điểm sáng của Immortals giúp họ có thể tiến vào vòng loại trực tiếp là một tân binh mới gia nhập vào khoảng thời gian giữa giải mùa xuân và mùa hè, đầu tàu Jake “Xmithie” Puchero. Một cựu binh đã từng tham dự CKTG nhiều lần và thậm chí còn góp mặt tại trận chung kết MSI năm ngoái cùng với Counter Logic Gaming, đặc biệt với Flame trong đội hình, Xmithie có thể biến Immortals thành đội tuyển phương Tây thành công nhất tại giải đấu năm nay.

11. Misfits600px-Misfits

MSF

Mặc dù gặp không ít khó khăn trong suốt cả mùa giải, thế nhưng Misfits vẫn có thể tiến vào vòng playoffs bằng cách thi đấu xoay quanh người đi rừng Nubar “Maxlore” Sarafian và những áp lực được tạo ra bởi người đi đường giữa  Tristan “PowerOfEvil” Schrage.  Mặc dù thất bại 0-3 trước hạt giống số 1 EU là G2 Esportstrong trận chung kết Châu Âu, nhưng Misfits đã thể hiện được độ trưởng thành của họ qua từng trận đấu và nâng tầm kỹ năng kiểm soát mục tiêu lớn của họ.

Misfits là một đội có khả năng tạo được đột biến cao, đặc biệt là trong những trận BO1, nhờ vào cách thức cấm chọn và một lối chơi rất chủ động. Ngoài ra họ cũng có thể tạo ra sự bất ngờ với những vị tướng ngoài meta, đặc biệt nếu như để IgNar thoải mái ở khu vực đường dưới, hay lấy đi những mục tiêu lớn trước khi đối phương kịp can thiệp.

12. FnaticESPN đánh giá 24 đội tuyển tham dự CKTG 2017: Hàn Quốc chiếm 3 vị trí đầu 28

36011069283_43bece168d_k

Rekkles và đồng đội sẽ phải đụng độ đội tuyển tới từ Việt Nam – Young Generation cũng như Kaos Latin Gamers ở vòng Khởi Động.

“Fnatic có thể dễ dàng mất kiểm soát khu vực đường giữa”.

Mads ‘Broxah’ Brock-Pedersen có thể là một tài năng xuất sắc, nhưng anh ấy lại không nhận ra được những lỗ hổng của đối phương mà anh ấy có thể khai thác”.

Cặp đôi đường dưới cần phải tự tạo ra thêm những áp lực và chuyển hóa cho khu vực đường giữa thì cả đội mới có thể thành công”.

Đây là những lỗ hổng mà Fnatic thường xuyên bị tận dụng tại Khu Vực Đại Chiến và cả trong trận bán kết với Misfits. Sự cải thiện đôi chút của Fnatic trong trận đấu với H2K sẽ khiến người hâm mộ lạc quan hơn khi biết rằng đội tuyển mà họ yêu thích đã nhận được ra những điểm yếu của mình và khắc phục điều đó. Những sự điều chỉnh này đã làm cho hạt giống số 3 của Châu Âu được đánh giá cao hơn hạt giống số 3 của khu vực Bắc Mỹ là Cloud9.

Chìa khóa để giúp cho Fnatic nằm ở những cựu binh giàu kinh nghiệm của họ:  Paul “sOAZ” Boyer, Martin “Rekkles” Larsson và Jesse “Jesiz” Le. Mỗi cá nhân này đã thay đổi mạnh mẽ kể từ lần cuối chúng ta thấy họ tại một giải đấu quốc tê. sOAZ đang ở phong độ cao nhất trong 4 năm qua, Rekkles đã chủ động hơn rất nhiều trong giai đoạn đi đường. Và không thể không kể đến sự thay đổi lớn nhất kể từ mùa 4 đó là: Jesiz đã không còn là người đi đường giữa.

13. Hong Kong Attitudesktelecom_t

Hong Kong Attitude là một trong những đội tuyển kỳ lạ nhất đủ điều kiện tham dự CKTG, dù cho họ không tham dự LMS mùa xuân hay lọt vào playoffs mùa hè. HKA đã phải trải qua 2 lần thay đổi toàn bộ đội hình để có được kết quả như hiện tại. Và ngay lập tức điều đó đã được đền đáp vì HKA đã đánh bại Flash Wolves, ahq e-Sports Club và J Team 2 lần để có mặt tại CKTG năm nay. Đầu tàu của HKA là cặp đôi đường dưới Wong “Unified” Chun Kit và Ling “Kaiwing” Kai Wing, những người sẽ cần phải nỗ lực hơn nữa nếu như muốn giúp HKA thành công ở CKTG.

14. Cloud9Cloud9x

37154299815_e5abe3ac0f_k

Impact vẫn chắc chắn, nhưng đã không còn là Impact khi còn ở Hàn Quốc.

C9 đã phải trải qua một chặng đường vô cùng khó khăn trong năm 2017. Và tại CKTG, C9 một lần nữa phải gặp nhiều khó khăn khi sẽ phải tìm cơ hội lọt vào vòng bảng thông qua vòng Khởi Động.

Đây là một năm đầy “mệt mỏi” của C9, sau một thời gian dài làm một trong những đội tuyển mạnh nhất tại Bắc Mỹ. Thay vì cải thiện, C9 lại trì trệ đi nhiều, thua TSM trong trận chung kết mùa xuân trước khi không thể lọt vào top 4 trong giải mùa hè. Họ đã phải trải qua một trận đấu nghẹt thở với CLG để có thể giành lấy tấm vé cuối cùng tham dự CKTG.  Cloud9 đã có một tháng nghỉ ngơi trước khi thi đấu 1 trận BO5 trong vòng loại khu vực. Ngoài ra, một trong những thế mạnh của C9 là huấn luyện viên trưởng Bok “Reapered” Han-gyu có thể không góp mặt tại vòng Khởi Động vì những vấn đề về VISA.

15. FB 1907

37154299815_e5abe3ac0f_k

Được tài trợ bởi đội bóng Fenerbahce S.K, và một trong những đội tuyển mạnh nhất trong lịch sử LMHT tại vòng wild-card, Fenerbahce tiến đến với giải đấu quốc tế đầu tiên của họ sau khi loại khu vực TCL với 2 chiến thắng 3-0 đầy ấn tượng trước Crew và Supermassive. Đội tuyển này được xây dựng xoay quanh ngôi sao người Hàn Kim “Frozen” Tae-il, người được hỗ trợ rất nhiều bởi người đi rừng và những lần đảo đường của cặp đôi đường dưới.

Người đi rừng Kang “Move” Min-su đã từng là tuyển thủ của LCK, và cũng đã từng thi đấu cho Unicorns of Love  Gravity ở châu Âu trước khi được mua lại bởi Fenerbahce. Tại đây, anh đã cung cấp cho đội một chiến thuật khá tinh tế cùng với đó là khả năng kiểm soát bản đồ trong giai đoạn đầu trận cho một đội hình nhiều tài năng nhưng lại thiếu đi những nền tảng then chốt. Trước khi muốn góp mặt tại vòng bảng, đội tuyển này sẽ cần phải trải qua một vòng Khởi Động chứa đầy những “bất trắc”.

16. Gambit Gaming

2 cái tên nổi bật nhất trong đội hình của Gambit Gaming là những người đã tạo nên huyền thoại cùng với Moscow 5 – Danil “Diamondprox” Reshetnikov và  Edward “Edward” Abgaryan. Ngoài ra, đội tuyển này còn có sự góp mặt của cựu tuyển thủ đi rừng cho Albus NoX Luna – Alexander “PvPStejos” Glazkov (giờ đã chuyển về khu vực đường trên, đúng với vị trí sở trường của anh) và người đi đường giữa Mykhailo “Kira” Harmash. Đây là một sự kết hợp giữa những tuyển thủ kỳ cựu của khu vực CIS và những tài năng mới nổi để tạo nên một trong những đội tuyển mạnh mẽ của một khu vực nhỏ tại CKTG lần này.

gambit 1

Có rất nhiều sự quan tâm giành cho Gambit Gaming tại CKTG lần này ngay cả khi lối chơi của họ vẫn còn khá nhiều sự lúng túng. Gambit có thể thiết lập rất tốt xoay quanh các mục tiêu lớn, đặc biệt là xoay quanh Baron, nhưng khả năng thực hiện trong giao tranh của họ lại vẫn thiếu đi một thứ gì đó. Đây là một đội tuyển có thể lựa chọn một đội hình để bao quát bản đồ nhiều nhất có thể, đặc biệt là nếu Edward sử dụng Tahm Kench. Diamondprox sẽ điều chỉnh phong cách chơi của anh mỗi khi cần thiết, và anh thực sự làm rất tốt trong việc xác định đâu là khu vực cần gây sức ép trong khoảng thời gian đầu trận. Sự phụ thuộc quá mức của Gambit vào Gragas hay những vị tướng chống chịu đường trên có thể là một điểm yếu, vì PvPStejos đã từng gặp rất nhiều khó khăn tại LCL khi đối đầu với các tuyển thủ đường trên khác. Suy cho cùng, quãng đường phía trước của Gambit vẫn còn muôn vàn chông gai.

17. AHQ EsportsESPN đánh giá 24 đội tuyển tham dự CKTG 2017: Hàn Quốc chiếm 3 vị trí đầu 35

Westdoor_Cropped

Westdoor đang có phong độ không ổn định.

Ahq eSports club có thể là hạt giống thứ hai của LMS, nhưng màn trình diễn của họ tại những tuần thi đấu cuối cùng của giai đoạn vòng bảng cũng như vòng playoffs là khá kém thuyết phục, nếu như đem so sánh với HKA. Một sự thay đổi rõ ràng của Liu “Westdoor” Shu-Wei ở đường giữa có thể khiến cho ahq quyết đoán hơn về giữa và cuối trận, nhưng khă năng thi đấu của Westdoor trong giai đoạn đi đường là khá yếu và điều này khiến cho ahq không ít lần gặp khó khăn. Tinh thần thi đấu của Chen “Ziv” Yi tại thời điểm này vẫn là rất cao, và nếu như Westdoor và Chou “AN” Chun-An tiếp tục gây thất vọng thì Ziv sẽ là niềm hy vọng duy nhất của ahq tại CKTG.

18. GIGABYTE Marines1

IMG_2203

Đội hình đầy hứa hẹn của GAM tại CKTG 2017, nơi họ nằm cùng bảng với Immortals và Longzhu Gaming.

GIGABYTE Marines đã tạo ra một làn sóng trong dư luận tại Mid-Season Invitational (MSI), từ việc giành chiến thắng 2-0 trước Team SoloMid cho đến những chiến thắng trước các khu vực mạnh tại giai đoạn vòng bảng. Thật không may rằng GAM vẫn chưa phải là đội tuyển mạnh nhất của các khu vực nhỏ. Tuy nhiên ít nhất thì GAM hiện đang sở hữu hai tân binh đáng chú ý so với thời điểm MSI 2017, đó là Phùng “Nevan” Thiện Nhân và Nguyễn “NoWay” Vũ Long, những người đã cải thiện rất nhiều trong khoảng thời gian vừa qua, cùng với đó là phong độ tốt của Đỗ “Levi” Duy Khánh ở vị trí đi rừng.

19. Team oNe

absolut

Team oNe là câu chuyện Cô bé Lọ Lem của LMHT Brazil (CBLoL). Ba tháng trước, Team oNe vẫn là một đội tuyển thuộc giải hạng 2 dưới cái tên INTZ Genesis, và họ là một đội tuyển “anh em” với đội tuyển INTZ đã từng tham dự CKTG 2016. Sau đó, Team oNe đã được thăng hạng lên CBLoL và trở thành nhà vô địch ngay trong mùa giải tiếp theo. Một lối chơi đồng đội là điều có thể thấy ở Team oNe, đôi khi chúng ta còn có thể thấy một lối chơi bao quát bản đồ, cách kiểm soát đợt lính 2 đường cánh và việc xoay chuyển giữa các mục tiêu của họ là vô cùng tốt. Ví dụ minh chứng cho điều này là trận chung kết của CBLoL, khi mà họ chỉ mất đi đúng một con Rồng Lửa và 4 cái trụ vào tay PaiN Gaming.

Không có một ngôi sao thực thụ nào trong đội hình, Team oNe có thể xoay chuyển linh hoạt lối chơi của họ và có thể sử dụng bất cứ thành viên nào trong 6 tuyển thủ mà họ sở hữu, nếu như tình huống đó yêu cầu. Tuy nhiên, Team oNe không được xem là một trong những đội tuyển có kỹ năng cao nhất tại Brazil, và vẫn còn nhiều dấu hỏi cho màn thể hiện của họ tại một giải đấu quốc tế, dù cho chiến lược của đội tuyển này được xem là khá rõ ràng.

20. Lyon Gaming

rr-ptw-jirall

Vào năm 2016, Lyon Gaming là một trong những đội tuyển mạnh nhất tại Wild Card Invitational, nhưng chỉ sau một năm, câu chuyện đã thay đổi. Lyon có một số tài năng tốt nhất châu Mỹ Latinh, chẳng hạn như  Ali “Seiya” Bracamontes và Matías “WhiteLotus” Musso, nhưng họ lại bị tụt về phía sau do khả năng kiểm soát đợt lính cũng như lối chơi xoay quanh phép bổ trợ Dịch Chuyển. Chỉ một mình khả năng đi đường tốt là không đủ để giúp Lyon Gaming giành chiến thắng trước các đội tuyển khác thuộc những khu vực nhỏ, nếu như không muốn nói đến các đội tuyển mạnh tại vòng play-in.

21. Rampage

2

Các đội tuyển Nhật Bản đã thể hiện rất tốt ở Rift Rivals 2017.

Kể từ khi thành lập vào năm 2014, LJL đã là một trận chiến giữa Rampage và DetonatioN FocusMeDFM là một đội sở hữu lối chơi mạnh mẽ ban đầu trận, còn Rampage lại là đội tuyển thiên về những giao tranh tổng. Với chức vô địch trong cả 2 mùa giải của năm 2017, Rampage đã giành được lợi thế so với những đối thủ của mình. Trong giai đoạn Khởi Động, họ sẽ phải đối mặt với các đội tuyển có khả năng tạo áp lực lớn từ người đi rừng trong khoảng thời gian đầu trận, và những đội tuyển mạnh về tạo áp lực đường giữa. Khi đó thì RPG sẽ phải lựa chọn một lối chơi kiểm soát tầm nhìn và tập trung vào trừng phạt sai lầm của đối phương. Điểm mạnh của họ là giao tranh sẽ không phát huy được hiệu quả nếu như họ thua thiệt quá nhiều trong giai đoạn đầu.

Được xây dựng xoay quanh tuyển thủ đi rừng người Hàn Lee “Tussle” Moon-Yong và được hỗ trợ bởi những lần đảo đường thông minh của Jeon “Dara” Jeong-Hoon, trên lý thuyết thì Rampage sẽ có thể tận dụng lối chơi của mình tại vòng Khởi Động bởi meta hiện tại hỗ trợ rất nhiều cho lối chơi đó của họ. Tuy nhiên thật không may cho RPG khi họ rơi vào một bảng đấu được xem là khó khăn nhất trong vòng Khởi Động, vì vậy khả năng đi tiếp của họ là khá thấp.

22. Dire Wolves

Nhà vô địch của khu vực Châu Đại Dương, LG Dire Wolves đã giành được chức vô địch giải đấu châu lục bằng cách sử dụng những lợi thế được tạo ra bởi người đi rừng Shern “Shernfire” Tai. Lối chơi của đội tuyển này dựa vào việc tạo áp lực lên người đi rừng đối phương trong khoảng thời gian đầu trận. Người đi đường giữa Richard “Phantiks” Su và Shernfire sau đó sẽ đẩy mạnh việc kiểm soát khu vực rừng để rồi tạo áp lực lên các đường khác.

Tuy nhiên họ vẫn gặp phải nhiều vấn đề trong giai đoạn giữa trận đấu, đặc biệt là kiểm soát đợt lính 2 bên cánh và kiểm soát tầm nhìn. DW cũng sẽ rơi vào thế bị động nếu như Shernfire không có được những vị tướng cho phép anh mở giao tranh mạnh mẽ trong giai đoạn giữa trận.  Các trận đấu giữa DW và Team oNe có thể khiến bảng B của vòng play-in trở thành bảng đấu mang tính cạnh tranh cao nhất.

23. Young Generation123px-Young_Generation_Logo

IMG_2349

YG nằm cùng bảng với Kaos Latin Gamers và Fnatic tại vòng Khởi Động.

YG là một cái tên khá lạ lẫm đối với người hâm mộ khi họ là một đội tuyển bao gồm những tuyển thủ còn rất trẻ, bắt đầu sự nghiệp vào năm 2016, tuy nhiên họ đã đủ điều kiện tham dự Garena Premier League Mùa Hè 2017 bằng cách xếp vị trí thứ 2 tại MDCS – giải đấu LMHT cấp độ cao nhất của Việt Nam.  Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ đã luôn phải nhận thất bại trong giải MDCS Mùa Hè trước một thế lực tại khu vực Việt Nam, đó là GIGABYTE Marines.

Trong giai đoạn tái thiết của GAM vào đầu mùa giải, YG đã  gắng giành được chiến thắng trong vài ván đấu khi đối đầu với họ, qua đó biến YG trở thành đội tuyển tuy tuổi đời còn trẻ nhưng lại là một đối thủ đáng gờm tại khu vực Đông Nam Á. Trong giải đấu GPL, YG giành vị trí thứ hai chung cuộc sau GAM và đủ điều kiện tham dự CKTG sau trận đấu kéo dài 5 ván đầy nghẹt thở trước đối thủ từ Thái Lan – Ascension, một đội tuyển “bình mới rượu cũ” khi sở hữu phần lớn thành viên của Bangkok Titans – đội tuyển đã từng tham dự CKTG mùa 2015. Lối chơi của YG chủ yếu xoay quanh tuyển thủ Võ “Naul” Thành Luân, người đã có một KDA khủng khiếp 17/1/10 trong ván 4 trước ASC, qua đó đánh dấu sự quay trở lại với thế giới của các đội tuyển đến từ Việt Nam.

24. Kaos Latin Gamers

DHoT_jgUQAA_xm7

KLG là một trong những đội tuyển tập trung vào khu vực đường dưới nhiều nhất, trong một khu vực chú trọng giao tranh tổng và giành lợi thế ở đường dưới. Trong trận chung kết giải quốc nội với  Isurus Gaming, KLG đã lăn được quả cầu tuyết ở vị trí xạ thủ Nicolas “Fix” Sayago nhờ vào Shen đường trên và những lần đảo đường của Taliyah và Galio. Chiến thuật này của KLG cũng phát huy được sự hiệu quả trong mùa giải thứ 2 của Latin America South Cup (CLS).

DHoG-VjWAAAIiv_

KLG là đội tuyển được đánh giá thấp nhất trong số 24 đội, nhưng các đội khác không được phép chủ quan khi đối mặt với họ.

Tuyển thủ chủ chốt của KLG tại Chung Kết Thế Giới sẽ là Sebastian “Tierwulf” Mateluna, một tuyển thủ đã từng thi đấu chuyên nghiệp ở mọi vị trí trừ đường giữa. KLG là một đội tuyển vận dụng một lối chơi an toàn trong giai đoạn đầu và thường tập hợp lại đi chung cả 5 người, từ đó bỏ qua khâu kiểm soát lính ở 2 đường cánh. Tuy nhiên, trong một meta thiên về giao tranh, có một cơ hội để cho điểm yếu của họ được bù đắp và biết đâu KLG có thể tạo được bất ngờ, đặc biệt là khi những đội tuyển cùng bảng với họ là Fnatic và Young Generation không chuẩn bị kỹ càng khi đối đầu với Tierwulf.

Theo ESPN

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang