OpenAI cho ra mắt phần mềm chống đạo văn bằng ChatGPT

Với lượng người truy cập và sử dụng quá lớn, ChatGPT gây nhiều lo ngại về vấn đề bản quyền, đạo văn và thông tin sai lệch.

OpenAI, công ty đứng sau siêu chatbot ChatGTP nổi tiếng, vừa phát triển một tính năng mới giúp phát hiện các văn bản do AI tạo ra, khi mà nhiều người lạm dụng ChatGPT trong công việc, học tập.

ChatGPT là một công cụ miễn phí có thể làm thơ, viết code và trả lời những câu hỏi phức tạp từ tin tức đến triết học, mà người dùng đặt ra. Sau khi được ra mắt vào tháng 11/2022, ChatGPT đã trở nên phổ biến với hơn 10 triệu người dùng hàng ngày. Với lượng người truy cập và sử dụng quá lớn, mô hình này cũng gây nhiều lo ngại về vấn đề bản quyền, đạo văn và thông tin sai lệch.

OpenAI cho ra mắt phần mềm chống đạo văn bằng ChatGPT

Xem thêm: Cha đẻ của siêu AI, ChatGPT là ai mà khiến các Big Tech phải "rén"?

OpenAI cho biết, công cụ chống đạo văn mà công ty vừa cho ra mắt được đào tạo trên tập dữ liệu gồm các cặp văn bản do con người viết và AI viết về cùng một chủ đề, nhằm mục đích phân biệt văn bản được viết bởi AI. 

Microsoft, công ty hậu thuẫn cho OpenAI, đánh giá công cụ chỉ phát hiện chính xác 26% nội dung được viết bởi AI. Công cụ cũng nhận diện nhầm 9% nội dung do người viết là sản phẩm của AI. OpenAI cũng thừa nhận hiện tại phần mềm vẫn còn nhiều hạn chế đối với các văn bản dưới 1.000 ký tự, nên chỉ được khuyến cáo dùng để tham khảo chứ không nên dựa vào để đưa ra quyết định cuối cùng.

OpenAI cho ra mắt phần mềm chống đạo văn bằng ChatGPT

Xem thêm: Vượt mặt Instagram, ChatGPT cán mốc 10 triệu người dùng hàng ngày chỉ sau 40 ngày

OpenAI không phải là công ty đầu tiên cho ra mắt công cụ phát hiện đạo văn bản do ChatGPT tạo ra. Gần đây nhất, Edward Tian, một sinh viên Đại học Princeton vừa phát triển ứng dụng GPTZero, giúp người dùng phát hiện văn bản được tạo ra từ AI. 

Một lĩnh vực mà công cụ mới của OpenAI đang hướng đến chính là ngành giáo dục. Theo Jenna Lyle, phó thư ký báo chí của các trường công lập ở New York, có những lo ngại về “tác động tiêu cực của ChatGPT đối với việc học tập của học sinh và những lo ngại về tính an toàn và chính xác của nội dung.”

Hội nghị Quốc tế về Máy học diễn ra vào đầu năm nay cũng đưa ra lưu ý các bài bào, nghiên cứu khoa học được tạo ra từ những công cụ ChatGPTT đều sẽ bị cấm. 

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang