Người đàn ông vẫn làm giàu bằng cách bán đĩa mềm, một thiết bị lưu trữ đã bị khai tử từ rất lâu

Chứng tỏ "người thành công luôn có lối đi riêng", người đàn ông thành lập luôn công ty và làm giàu bằng cách bán đĩa mềm cho toàn cầu.

Bạn có còn nhớ đĩa mềm không? Thiết bị sử dụng để đọc và ghi dữ liệu từ các đĩa mềm từng được sử dụng cho các máy tính để bàn vào những năm 1980, 1990. Một điều ngạc nhiên là ổ đĩa mềm này vẫn giữ một vị trí quan trọng trong một vài lĩnh vực sử dụng công nghệ cao cấp, mà chắc chắn khiến bạn bất ngờ: Hãng hàng không.

Người đàn ông vẫn làm giàu bằng cách bán đĩa mềm, một thiết bị lưu trữ đã bị khai tử từ rất lâu

Xem thêm: Nhật Bản kiên quyết "tuyên chiến" với đĩa mềm

Trước khi "thời" của của SSD, ổ USB, hoặc thậm chí cả CD và DVD lên ngôi, đĩa mềm được sử dụng để thống trị thế giới máy tính. Nhưng theo thời gian, thị trường công nghệ cũng được cải tiến, thiết bị "lạc hậu" này đã được thay thế bằng một loạt công nghệ mới và gần như là tuyệt chủng ở thị trường công nghệ. 

Tom Persky, người sáng lập floppydisk.com, không đồng ý với ý kiến ​​cho rằng đĩa mềm là "vô dụng" hoặc "tuyệt chủng". Tom thường xuyên sửa chữa, tái chế và bán đĩa mềm cho bất kỳ ai muốn sử dụng công nghệ "lạc hậu" này. Giao diện trang web buôn bán, sửa chữa đĩa mềm do chính Tom tạo ra mang lại cảm giác "lạc hậu" không kém, tương tự như những trang web những năm 1990 và đầu những năm 2000. 

Người đàn ông vẫn làm giàu bằng cách bán đĩa mềm, một thiết bị lưu trữ đã bị khai tử từ rất lâu

Tom Persky cho biết nhiều khách hàng đã truy cập vào trang web và một lượng lớn đĩa mềm đã được bán cho nhiều doanh nghiệp

Những người làm việc trong lĩnh vực y tế cũng là những khách hàng phổ biến công ty, vì một số thiết bị hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh nhân từ 50 năm trước vẫn còn được sử dụng. Ngoài ra còn có những người mà Tom gọi là "những người có niềm đam mê với đĩa mềm", họ đổ xô đến trang web để "mua 10, 20 hoặc có thể là 50 thiết bị." 

Các hãng hàng không cũng là một là khách hàng tiềm năng về đĩa mềm và thị trường cũng là một phần giúp doanh thu của floppydisk.com tăng cao. "Lấy ví dụ về ngành hàng không. Có lẽ một nửa đội bay trên thế giới hiện nay đã hơn 20 năm tuổi và vẫn sử dụng đĩa mềm trong hệ thống điện tử hàng không. Đó là một lượng tiêu thụ khổng lồ." Đặt trong bối cảnh đó, vào năm 2020, tổng số máy bay trong đội máy bay thương mại của Mỹ là 7.690 chiếc và con số đó có thể đang tiếp tục tăng.

Người đàn ông vẫn làm giàu bằng cách bán đĩa mềm, một thiết bị lưu trữ đã bị khai tử từ rất lâu

Persky dường như đã chứng minh rằng đĩa mềm không bị tuyệt chủng và thiết bị này vẫn phục vụ một số mục đích hữu ích, ngay cả khi nó là phương tiện lưu trữ dữ liệu "mỏng manh". 

Một số quốc gia đang bắt đầu ban hành luật để "khai tử" đĩa mềm mãi mãi, trong đó có cả Nhật Bản. Bộ trưởng Kỹ thuật số Nhật Bản, gần đây đã "tuyên chiến" với đĩa mềm khi ông muốn Nhật Bản thay đổi quy định yêu cầu các doanh nghiệp từ bỏ đĩa mềm và CD và chuyển sang các hình thức lưu trữ kỹ thuật số để thực hiện các quy định dễ dàng hơn.

 

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang