App Store chấm dứt độc quyền, EU buộc Apple "mở cổng" cho phép cài ứng dụng bên thứ ba

Apple buộc phải tuân thủ theo Đạo luật thị trường kỹ thuật số của Châu Âu, cho phép tải xuống các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba.

Apple đang muốn giữ cho iOS thành một kho ứng dụng vô cùng an toàn. Tuy nhiên, mới đây EU đã đưa ra đề xuất buộc Apple phải mở "rào cản" của App Store và cho phép các ứng dụng của bên thứ ba được phép hoạt động, đồng thời cho phép sideloading để cài đặt ứng dụng mà không cần phải thông qua App Store như trước đây.

Theo nguồn tin từ Bloomberg cho biết, các nhân viên của Apple đang đặt nền móng để cuối cùng cho phép người dùng iOS và iPadOS cài đặt ứng dụng bên ngoài App Store. Quá trình này có thể liên quan đến việc cho phép các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba, sideloading hoặc cả hai. 

App Store chấm dứt độc quyền, EU buộc Apple mở cổng cho phép cài ứng dụng bên thứ ba

Xem thêm: EU ban hành Đạo luật mới nhằm định hình Internet

Đầu tiên, công ty có thể chỉ mở "rào cản" cho người dùng ở các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu để tuân thủ luật mới. Tất nhiên, việc vận hành hai cơ sở hạ tầng riêng biệt có thể gây ra vấn đề.

Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý từ lâu đã chỉ trích vai trò của Apple là đang giữ thế độc quyền để thu phí toàn bộ các giao dịch thông qua App Store, khiến doanh số bán hàng bị cắt giảm 30% từ tất cả các giao dịch trên nền tảng. Tuy nhiên, Apple liên tục bảo vệ chính sách của mình trên cơ sở an toàn cho người dùng, nêu bật việc iOS hạn chế các phần mềm độc hại so với các hệ điều hành mở khác. 

Mọi thứ sẽ trở nên bị đảo ngược, nếu Apple tuân thủ Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) mà EU ban hành vào tháng 11. Tuy nhiên, các quy tắc mới của EU không có hiệu lực ngay lập tức. 

App Store chấm dứt độc quyền, EU buộc Apple mở cổng cho phép cài ứng dụng bên thứ ba  2

Liên minh Châu Âu sẽ không chính thức áp dụng bộ luật trên cho các công ty như Apple và Google cho đến giữa năm 2023 và các hậu quả sẽ được đề ra nếu các Big Tech không tuân thủ sẽ có hiệu lực cho đến năm 2024. 

Một số doanh nghiệp hoạt động chủ yếu thông qua iOS đã được hưởng lợi từ bộ luật này. Giá cổ phiếu của Spotify đã tăng cao sau khi bộ luật được đề xuất. Dịch vụ phát nhạc trực tuyến hiện không bán nhạc trực tiếp thông qua ứng dụng iOS vì khoản hoa hồng 30% của Apple. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với các dịch vụ như Bandcamp hoặc Kindle, có khả năng khiến Apple phải trả rất nhiều tiền.

Apple trước đó đã xác nhận sẽ tuân theo bộ luật khác của EU, buộc các điện thoại được bán sau năm 2024 phải hỗ trợ USB-C. Do đó, một mẫu iPhone trong tương lai sẽ chuyển sang USB-C thay vì cổng Lightning độc quyền của Apple. Apple và Google cũng đã mở cửa cho các bộ xử lý thanh toán của bên thứ ba để đáp ứng các quy định của Hàn Quốc và Đan Mạch.

 

 

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang