Nhật Bản và Hà Lan "đồng minh" cùng Mỹ hạn chế xuất khẩu công nghệ chip cho Trung Quốc

Các hạn chế mà Mỹ đưa ra nhằm ngăn chặn những cố gắng của Trung Quốc, trong việc đẩy mạnh ngành sản xuất bán dẫn nội địa và phát triển các hệ thống quân sự tối tân.

Theo Bloomberg, Nhật Bản và Hà Lan dự kiến sẽ thực hiện các quy định mới tương tự như những luật lệ mà Mỹ ban hành vào tháng 10. 

Các quy tắc trên bao gồm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu các sản phẩm công nghệ mà Trung Quốc sử dụng để sản xuất chip công nghệ cao sử dụng trong quân sự. Trong khi đó, các thiết bị cũng như kiến thức cần thiết để sản xuất chip công nghệ cao hầu hết được đặt tại ba quốc gia Nhật Bản, Hà Lan và Mỹ. 

Nhật Bản và Hà Lan "đồng minh" cùng Mỹ hạn chế xuất khẩu công nghệ chip cho Trung Quốc

Xem thêm: Mỹ chính thức "tuyệt giao" với các ông lớn công nghệ Trung Quốc

Do đó, liên minh ba quốc gia này sẽ cắt dứt qua lại với Trung Quốc. Bên cạnh nhà sản xuất được đặt tại Mỹ, Applied Materials Inc., Lam Research Corp. và KLA Corp, Công ty Tokyo Electron Ltd. của Nhật Bản và công ty in thạch bản lớn nhất thế giới ASML Holding NV của Hà Lan, cũng áp dụng các hạn chế xuất khẩu mà Mỹ đề ra. 

Hiện tại, giới chức năng Hà Lan và Nhật Bản đang lên kế hoạch đưa ra những hạn chế mới hơn nữa khả năng tiếp cận Trung Quốc với công nghệ chip tiên tiến, bằng cáhc chính thức hoá và mở rộng các kiểm soát xuất khẩu hiện tại của cả hai quốc gia này. 

Nhật Bản và Hà Lan "đồng minh" cùng Mỹ hạn chế xuất khẩu công nghệ chip cho Trung Quốc

Theo nhiều nguồn tin, cả hai nước đang muốn cấm xuất khẩu thiết bị được thiết kế để sản xuất chip có kích thước 14 nanomet sang Trung Quốc. 

Nhà vô địch sản xuất chip của Trung Quốc là Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC) kiểm soát công nghệ 14nm, chậm hơn ít nhất ba thế hệ so với những phát triển mới nhất trên thị trường nhưng đã là công nghệ tốt thứ hai của công ty.

 

Trung Quốc

Nhật Bản và Hà Lan "đồng minh" cùng Mỹ hạn chế xuất khẩu công nghệ chip cho Trung Quốc

Về phần Trung Quốc, Bộ Thương mại quốc gia này cũng đã cáo buộc và đệ đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới về các biện pháp hạn chế xuất khẩu mà Mỹ đưa ra.

Giới chức năng Trung Quốc lập luận rằng, cơ sở mà Mỹ đưa ra về những lo ngại an ninh quốc gia là không có căn cứ và những hạn chế đó gây bất ổn cho tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng trên toàn cầu. 

Tuy nhiên, Tổ chức Thương mại Thế giới cũng đưa ra những chỉ trích về kế hoạch trở thành cường quốc sản xuất chip của Trung Quốc. 

Động thái của Mỹ đưa ra nhằm phức tạp những cố gắng của Trung Quốc trong việc đẩy mạnh ngành sản xuất bán dẫn nội địa và phát triển các hệ thống quân sự tối tân.

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang