Overclocking for Dummies phần 2: Ép xung RAM cơ bản.

Hôm nay hãy cùng lag.vn tìm hiểu cách tăng sức mạnh cho máy tính của mình qua việc ép xung RAM. Đây là dạng ép xung đơn giản và an toàn nhất so với ép xung CPU và GPU.

Overclocking for Dummies phần 2: Ép xung RAM cơ bản.Chào mừng trở lại với Overclocking for Dummies. Loạt bài “...for Dummies” sẽ giới thiệu một cách đơn giản nhất những gì cá nhân mình biết cũng như hướng dẫn sơ bộ về các kiến thức máy tính để anh em mới bắt đầu tìm hiểu máy tính tham khảo. Hôm nay hãy cùng lag.vn tìm hiểu cách tăng sức mạnh cho máy tính của mình qua việc ép xung RAM. Đây là dạng ép xung đơn giản và an toàn nhất so với ép xung CPU và GPU.

Overclocking for Dummies phần 2: Ép xung RAM cơ bản. 2
Tản nhiệt nước cho RAM Corsair Dominator đến từ EK

Để hiểu vì sao ép xung RAM đơn giản và an toàn hơn 2 dạng ép xung kia thì xin mời đọc tiếp. Ép xung RAM đơn giản tập trung vào bus speed của RAM. Các mainboard hiện đại cũng đều có tính năng XMP (Extreme Memory Profile) giúp việc ép xung RAM đơn giản và an toàn hơn so với các mainboard đời cũ. Đây là chức năng trên BIOS, tùy vào các mainboard khác nhau sẽ có giao diện khác nhau nên mình sẽ không có hình hướng dẫn cụ thể. Chức năng này cho phép ép RAM chạy trên bus speed cao nhất có thể của RAM. Ngoài ra bạn cũng có thể ép xung “tay” như CPU hay GPU, tùy vào mainboard hỗ trợ tới đâu.

Overclocking for Dummies phần 2: Ép xung RAM cơ bản. 3
Giao diện BIOS main MSI, trên là phần xung nhịp RAM, XMP và timing

Vậy những công cụ cần thiết nào để việc ép xung RAM được an toàn và hiệu quả. Trước tiên anh em cần một bộ nguồn ổn định có công suất phù hợp. Lý do tại sao các bạn có thể tìm hiểu ở bài viết trước tại đây. Thứ 2, anh em cần tản nhiệt tốt cho RAM, không nhất thiết phải là tản nhiệt nước hay quạt tản nhiệt chuyên biệt cho RAM mà chỉ cần lượng nhiệt tỏa ra từ RAM được giải phóng nhanh chóng thông qua dòng khí trong case. Thế nên case thoáng mát là có thể yên tâm. Cũng nên nhớ tránh xa các dòng RAM chỉ có “tản giấy”, không có ít nhất tản nhiệt kim loại, G.Skil Aegis là điển hình.

Overclocking for Dummies phần 2: Ép xung RAM cơ bản. 4
RAM không dành cho ép xung RAM

Và phần quan trọng nhất chính là mainboard có khả năng ép xung. Ép xung CPU được cũng có nghĩa ép xung RAM được, phía Intel có các mainboard sử dụng chipset dòng Z như Z77, Z87, Z97, Z170, Z270 hay chipset X99 và sắp ra mắt là X299 cho máy tính để bàn cao cấp. Về phần AMD đời cũ trước Ryzen thì mình không đề cập tới vì đơn giản nó đã quá cũ và ít người dùng. Còn nếu sử dụng nền tảng Ryzen hoặc sắp ra mắt là Threadripper thì hãy dùng các mainboard chipset B350 hay X370 và sắp tới là X399.

 

Overclocking for Dummies phần 2: Ép xung RAM cơ bản. 5
Mainboard có khả năng ép xung là điều bắt buộc

Một điều đáng lưu ý nữa là khi OC CPU lên xung nhịp càng cao thì khả năng OC RAM của bạn lên tốc độ cao hơn sẽ càng thấp. Khó mà có thể đạt được tốc độ cao trên cả 2, lưu ý nhá. Để tối ưu thì nên OC CPU lên xung nhịp chạy ổn định nhất rồi hãy OC RAM.

Cùng đi đến phần chi tiết nào.

Overclocking for Dummies phần 2: Ép xung RAM cơ bản. 6

Trước tiên các bạn cần vào BIOS trước cái đã. Khi vừa bấm nút khỏi động thì liên tục nhấn phím Delete hay bất cứ phím nào có thể vào được BIOS tùy vào mainboard. Tiếp theo hướng tới mục OC (lại tùy vào mainboard của anh em rồi). Sau đó xác định RAM bạn đang chạy ở mức nào. Các RAM DDR3 sẽ chạy ở xung nhịp mặc định là 1333 MHz còn các RAM DDR4 sẽ chạy ở mức 2133 MHz. Nhớ điều này nhé.

Overclocking for Dummies phần 2: Ép xung RAM cơ bản. 7

Sau khi đã xác định mức xung hiện tại, hãy hướng tới dòng XMP (Extreme Memory Profile) và Enable nó lên. Đây là lúc RAM sẽ hiện lên mức xung tối đa mà RAM của bạn có thể chạy. Ví dụ RAM DDR4 hay được mua nhất bây giờ có tốc độ 2400 MHz nên BIOS sẽ tự động đặt mức tối đa là 2400 MHz (nhớ là RAM chạy trên các mainboard có thể ép xung nhá). Còn nếu anh em mua RAM có tốc độ cao hơn như 2666 MHz chẳng hạn, XMP cũng sẽ đưa mức xung nhịp lên 2666 MHz. Lưu lại setting và khỏi động lại máy, vào BIOS và tận hưởng thành quả thôi.

Overclocking for Dummies phần 2: Ép xung RAM cơ bản. 8

Đến phần ép xung “tay” này. Giả sử RAM 2666 MHz nhưng bo mạch chủ của bạn có thể OC RAM lên mức cao hơn như 3200 MHz chẳng hạn, CPU đã ép xung cũng chạy ở mức ổn định thì các bạn có thể “ép tay” lên mức cao hơn. Nên OC lên từng mức một và lưu lại BIOS, sau đó khởi động lại. Nếu vào được BIOS và máy chạy ổn định sau một số bài test các bạn mới có thể nâng xung nhịp RAM lên mức cao hơn. Nếu không anh em sẽ gặp tình trạng “màn hình xanh” và không vào được hệ thống. Cứ kiên nhẫn và thử nghiệm cho tới mức xung cao nhất mà RAM có thể chạy ổn định được, lưu lại và khởi động lại máy.

Overclocking for Dummies phần 2: Ép xung RAM cơ bản. 9
Nhớ kiểm tra lại bằng phần mềm cũng như thử độ ổn định của hệ thống sau khi ép xung nhé.

Thật ra việc RAM chạy nhanh hơn không giúp nhiều đáng kể tới hiệu năng hệ thống nhưng dù sao có còn hơn không. An toàn nhất anh em có thể hoàn toàn dựa vào XMP để đưa xung nhịp RAM lên mức tối đa mà nhà sản xuất RAM đưa ra. Ép xung lên hơn mức ấy cần tản nhiệt tốt hơn và sự kiên nhẫn của anh em. Ngoài ra để đưa mức xung lên cao hơn nữa còn có thể tăng lượng điện vào RAM qua RAM voltage kết hợp với tăng xung nhịp nhưng mình không khuyến khích vì cần các kiến thức chuyên sâu hơn về OC. Cứ “nhẹ nhàng an toàn” như trên cũng được rồi.

Hy vọng anh em có được một vài khái niệm cơ bản về ép xung RAM nói riêng và ép xung nói chung thông qua bài viết này. Cùng đón đọc những bài viết về ép xung dành cho người mới tại lag.vn nhé. Bài viết trước các bạn có thể xem qua ở link sau để hiểu thêm các khái niệm cơ bản của ép xung:

Overclock for Dummies phần 1: Những điều cơ bản nên biết khi ép xung.

Jelly Donuts

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang