Dota 2 - Sự khác nhau giữa POS 4 và POS 5 mà Newbie cần phải nắm bắt ngay nếu không muốn ăn hành trong pub

Đối với vị trí POS 4 và POS 5 hoàn toàn tùy thuộc vào team của mình và chất tướng của team đối phương, từ đó mà chọn ra các vị tướng hỗ trợ phù hợp với 2 vị trí đó nhất trong DOta 2

Đâu là sự khác biệt giữa POS 4 và POS 5

Trong những bản cập nhật đã ra mắt, hầu hết các game thủ đều cảm thấy rằng, người chơi POS 4 thường phải nhận vai trò là người thực hiện việc đi Roam khắp các bản đồ. Tư tưởng này nảy sinh từ việc hầu hết những đội game hàng đầu đều lựa chọn cho mình những vị tướng có khả năng khống chế mạnh và khó chịu cho vai trò POS 4. Trong lúc đó thì POS 4 lại thực hiện công việc bám lane và hỗ trợ cho tướng cùng lane là chủ yếu. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải như vậy.

Trong thời điểm Meta 2-1-2 như hiện nay, game thủ thường lựa chọn các vị tướng có khả năng khống chế cứng cho vị trí POS 5. Nhưng thực tế thì việc phân chia POS 4 hay POS 5 theo lượng kỹ năng đều không chính xác, hay phân chia dựa theo lane thì cũng không phải. Nếu người chơi có dịp nhìn kỹ các trận đấu căng thẳng ở TI 8 vừa qua thì chắc chắn không ít lần người chơi cũng có thể thấy được Undying đi offlane  để c1o thể tiện việc đì Safelane của đối phương và sử dụng Bounty Hunter cho vị trí POS 5 để đi roam là điều không hề mới mẻ gì.

Image result for lion  dota

1 số tướng Support về khống chế cứng như Lion vẫn có thể đi POS 4 hay POS 5, chủ yếu là team bạn đang thiếu gì.

Để có thể dễ dàng nhận ra ai là người đang chơi vị trí POS 4 và POS 5 thì điều quan trọng nhất là người chơi nên quan tâm đến lượng networth trong team. Nếu trong 1 trận đấu chuyên nghiệp thì 2 vị trí cuối cùng thường đều thuộc về 2 game thủ chơi POS 5 trong đội. Khi đó thì 2 người chơi chơi ở vị trí POS 4 lại luôn có 1 lượng Networth không hề ít ( thường sẽ ít hơn POS 3 nhưng gặp ít trường hợp xanh như tàu lá)

Có thể nói, việc phân chia POS 4 và POS 5 không phải dựa vào lane hay khả năng của từng tướng mà là quyền được farm trong 1 trận đấu.

Sự khác biệt và vai trò của support 4 và 5 trong Dota 2 - Ảnh 2.

Không khó để nhận ra tướng nào lãnh nhận vai trò support 5 nếu nhìn vào lượng networth.

Vậy thì phân chia Support 4 và Support 5 như thế nào là hiệu quả đây ?

Cùng đều là phận Support nhưng POS 4 và POS 5 lại mang trong mình những vai trò hoàn toàn khác nhau trong team. POS 4 còn được sở hữu 1 số món đồ càn thiết vì được quyền farm cho nên vị trí này thường sẽ mạng lại khá nhiều đột biến vào cuối trận đấu và để lại nhiều ấn tượng trong trận đấu hơn. Trong khi đó thì người chơi POS 5 sẽ dồn hết tiền để mua mắt, Smoke và nhiệm vụ báo tin, chỉ đạo đồng đội, đồng thời tạo khoảng trống cho mọi người. Do đó, vị trí POS 5 thường là leader của team.

Hầu như thì mọi vị tướng Support trong Dota 2 đều có thể đảm nhận vị trí POS 4 và POS 5, do đó việc phân địch tướng nào sẽ vào 1 trong 2 vị trí này thường dựa theo việc chất tướng của bên mình và bên địch như thế nào mà lựa ra được vị tướng phù hợp và cần thiết nhất. Có thể nói, người chơi vào 2 vị trí này thường sẽ rất tùy cơ ứng biến và có khả năng nhìn tổng quát cục diện trận đấu hơn những người khác.

Image result for ban pick dota 2

Giai đoạn ban pick luôn đóng vai trò rất quan trọng dẫn đến thắng lợi cuối cùng.

Lion và Wynter Wyvern là 2 tướng có thể đảm nhiệm cả pos 4 và pos 5. Tuy nhiên trong một trận đấu mà 3 core không có khả năng mở giao tranh (combat), Lion chắc chắn phải được ưu tiên để sở hữu Blink hoặc Force Staff. Ngược lại nếu 3 core có thừa kỹ năng để lao vào thì Lion nên được chọn làm pos 5, nhường quyền farm cho Wyvern để hero này có tiền mua đồ phòng thủ như Glimmer Cape cho đội.

Trong trường hợp một support có thể counter lại core của đối phương (Earth Shaker và Meepo), nhường farm hoàn toàn cho tướng này là điều vô cùng cần thiết.

1 số ví dụ điển hình như việc lựa chọn Lion và Wynter Wyvern vào 2 vị trí POS 4 và POS 5 thì nếu như 3 tướng core không có khả năng mở giao tranh thì chắc chắn Lion sẽ cần ưu tiên có được Blink hay Force Staff hơn. Ngược lại nếu như 3 core có trong mình những kỹ năng phù hợp để vào ra giao tranh thì Lion có thể được chọn làm pos 5, trong khi đó Wyvern sẽ có thể có thêm tiền để lên các món đồ phòng thủ giúp cho team trở nên cứng cáp hơn.

Trong nhiều trường hợp khác nhau thì 1 số Support có thể là counter cứng đối với core của đối phương ( Earth Shaker và Meepo) thì việc nhường farm cho các tướng này là điều nên làm.

Nhìn chung, POS 4 là những tướng cần phải sỡ hữu 1 số trang bị để có thể phát huy hoàn toàn sức mạnh của chúng ví dụ như Lion phải có Blink hay KOTL phải có Specter. Trong khi đó, POS 5 có nhiệm vụ chính là mua các trang bị cung cấp tầm nhìn, bảo kê và thông báo cho đồng đội thông tin về team địch.

Một vài lời khuyên

TTrong thi đấu chuyên nghiệp thì game thủ ở vị trí POS 5 thường rất quan trọng vì đây là người giúp cho team có được tầm nhìn và đảm bảo việc farm, gank, phản gank diễn ra thuận lợi và dễ dàng nhất. Nhưng điều đáng buồn thì đây lại là vị trí khá buồn chán và nhạy cảm trong các trận đấu pub.

Do vậy, nếu các vị trí khác đã có được lượng tài nguyên kha khá thì việc hỗ trợ 1 ít tiền để mua mắt cho POS 5 là điều hoàn toàn nên làm. Điều này sẽ giúp cho trận đấu dễ thở và tăng tính đoàn kết hơn, từ đó khả năng chiến thắng sẽ gia tăng lên khá nhiều.

Ngoài ra, bảo vệ đồng đội là điều cần thiết nhưng không có nghĩa là vị trí POS 5 được quyền feed mạng cho team địch. Hi sinh hợp lý cho đồng đội nếu mạng sống của vị trí đó là cần thiết cho tương lai.  Nếu như bạn đã hết kỹ năng mở màn combat, dứt điểm đối phương hoặc có buy back thì đừng do dự bảo vệ đồng đội, những người có khả năng lật ngược thế cờ.

Bài viết tham khảo Phụng Hiếu - Sport 5.vn

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang