Huyền thoại Tây Du Ký và những giả thuyết cực đen tối mà không phải ai cũng biết

Được coi là một huyền thoại điện ảnh gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người, Tây Du Ký vẫn có những bí mật cực đen tối mà không phải ai cũng biết.

Hằng năm cứ đến dịp hè là bản nhạc huyền thoại của series phim Tây Du Ký lại vang lên gợi lại ký ức của nhiều người. Dù có trải qua bao nhiêu lâu và xem lại bao nhiêu lần đi nữa, cuộc hành trình đi lấy kinh của thầy trò Đường Tăng vẫn mang lại nhiều cảm xúc cho người xem. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là dù bạn có xem hết bộ phim bao nhiêu lần, thuộc lòng cả từng ấy kiếp nạn của họ nhưng chưa chắc đã biết được những giả thuyết cực đen tối xoay quanh từng nhân vật.

1. Tôn Ngộ Không hoàn toàn có thực? 

Huyền thoại Tây Du Ký và những giả thuyết cực đen tối mà không phải ai cũng biết

Ai cũng biết Tây Du Ký là câu chuyện có thật trong lịch sử Trung Hoa về nhà sư Đường Huyền Trang lên đường sang Tây Thiên thỉnh kinh và Tôn Ngộ Không - đại đệ tử của Đường Tăng chỉ là nhân vật tưởng tượng của nhà văn Ngô Thừa Ân. 

Tuy nhiên sự thật có lẽ không chỉ dừng lại ở hư cấu. Không ít những dấu vết lịch sử lại chỉ ra điều ngược lại, rằng Tôn Ngộ Không thực sự có thật ngoài đời. Cụ thể, các nhà khảo cổ Trung Quốc từng phát hiện ra dấu tích khác lạ về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km). 

Huyền thoại Tây Du Ký và những giả thuyết cực đen tối mà không phải ai cũng biết 2

Trong các bức hình, người ta thấy cảnh một vị hòa thượng và “hầu hình nhân” (một sinh vật có hình hài giống khỉ) đang nghiêm trang chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm. Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết về chuyến thỉnh kinh của 2 thầy trò hòa thượng, khá giống với cốt truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.

Như vậy có lẽ Tôn Ngộ Không dường như là nhân vật từng tồn tại ngoài đời thực và có chăng điều hư cấu chính là những phép thuật thần thông mà Tề Thiên có được như trong phim.

2. Tôn Ngộ Không đã chết trong trận chiến phân tranh thật - giả?

Một trong những tình tiết ly kỳ nhất trong Tây Du Ký chính là câu chuyện về hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn. Trong nguyên tác của tác giả, từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu mới thực sự là Tôn Ngộ Không thật, ngoại trừ Như Lai Phật Tổ. Cuối cùng, Ngộ Không thật đã giết chết Ngộ Không giả và tiếp tục cùng sư phụ lên đường đi thỉnh chân kinh. 

Huyền thoại Tây Du Ký và những giả thuyết cực đen tối mà không phải ai cũng biết 3

Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về tính thật - giả của sự kiện này. Nhiều giả thuyết đặt ra rằng người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh?

Nhiều lập luận đã được đưa ra để chứng minh cho giả thuyết này. Trong đó, nhiều người khẳng định rằng nếu so sánh giữa hai nhân vật trước và sau sự kiện này, sẽ thấy sự khác biệt về tính cách của Tôn Ngộ Không. Ngộ Không trước kia thường xuyên mâu thuẫn ý kiến với Đường Tăng, vậy mà sau trận chiến thật - giả lại trở nên ngoan ngoãn và rất vâng lời sư phụ của mình. 

3. Bí mật đen tối về đồ đệ ngoan ngoãn Sa Tăng

Sa Tăng luôn được xem như nhân vật yếu nhất Tây Du Ký, tuy nhiên ở nhân vật này còn rất nhiều điều bí ẩn người xem chưa biết.

Vốn thường được gọi là Sa Ngộ Tĩnh (nghĩa là giác ngộ được tâm thanh tịnh), Sa Tăng được Bồ Tát thu phục và trở thành một trong ba đồ đệ của  Đường Tăng. Sa Tăng thông thạo 18 phép biến hóa thần thông, nếu so sánh với 36 phép thiên cang của Trư Bát Giới và 72 phép địa sát của Tôn Ngộ Không thì Sa Tăng là yếu nhất.

Huyền thoại Tây Du Ký và những giả thuyết cực đen tối mà không phải ai cũng biết 4

Tuy nhiên, trước khi hạ phàm làm yêu, Sa Tăng từng giữ chức Quyển Liêm Đại tướng, bề ngoài là coi việc trông rèm nhưng thực chất lại là vệ sĩ số một của Ngọc Hoàng. Đương nhiên để làm vệ sĩ cho Ngọc Hoàng đòi hỏi Sa Tăng phải có bản lĩnh hơn người mới được lựa chọn.

Ngoài ra trong quá khứ, Sa Tăng còn là một con yêu quái đã ăn thịt vô số người trước khi được thu phục làm đồ đệ của Đường Tăng. Khi đó, Sa Tăng xưng bá tại sông Lưu Sa mấy trăm năm, y ăn thịt bất cứ ai đi qua sông trong đó có 9 lần ăn thịt người đi lấy kinh.

Sông Lưu Sa là con sông lông ngỗng cũng không thể nổi lên, nhưng kỳ lạ thay chỉ có chín cái đầu lâu của người đi lấy kinh này là nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Thấy vậy Sa Tăng đã xâu 9 cái đầu lâu này làm vòng cổ.

Sự thật không ai biết rằng, 9 cái đầu lâu này đều là đời trước của Đường Tăng. Như vậy Sa Ngộ Tĩnh đã ăn thịt Đường Tăng tới 9 lần, đó là lý do trong Tây Du Ký thường nói Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển thế lần thứ 10.

 

 

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang