Kỳ án "Quái vật 21 mặt” và những bí ẩn ám ảnh người dân Nhật Bản hơn 4 thập kỷ (Phần 1)

Lấy cảm hứng từ một bộ truyện trinh thám nổi tiếng của Edogawa Rampo, tên gọi "Quái vật 21 mặt" được đặt tên cho vụ án chấn động Nhật Bản vào năm 1980 từng khiến cảnh sát phải huy động toàn lượng suốt 17 tháng mà không thu được bất cứ kết quả nào.

Ác mộng kinh hoàng bắt đầu vào ngày 18.03.1984 khi Katsuhisa Ezaki, Giám đốc điều hành của công ty kẹo Glico bị 2 gã đàn ông đeo mặt nạ bắt cóc và yêu cầu đòi tiền chuộc là 1 tỷ yên cùng với 100kg vàng. Tuy nhiên, việc trao đổi tiền chuộc chưa kịp diễn ra thì ông Ezaki đã may mắn trốn thoát.

Về phần cảnh sát, không có chủ mưu, không có manh mối, không có nghi phạm, không có động cơ rõ ràng ngoài tiền bạc và họ cũng không biết kẻ nào đứng sau tội ác này. Vài tuần sau, vào tháng 04.1984, một vài chiếc xe trong bãi đậu xe của trụ sở công ty Glico đã bị đốt cháy và khu vực xung quanh cũng bị phá hủy một cách bí ẩn.

Kỳ án Quái vật 21 mặt” và những bí ẩn ám ảnh người dân Nhật Bản hơn 4 thập kỷ Phần 1

Khi ấy, tin tức về vụ bắt cóc bao phủ hàng loạt bản tin vào thời điểm đó, một phần do nạn nhân là người có tiếng và một phần là do vụ bắt cóc như vậy là điều gần như chưa từng diễn ra ở đất nước được cho là văn minh và an toàn bậc nhất thế giới vào thời điểm đó.

Không lâu sau đó, vào ngày 10.05.1984, một lá thư đe dọa được tìm thấy trên một chai axit clohydric với chữ kí “Quái vật 21 mặt”, bức thư tuyên bố rằng hắn đã tẩm chất độc kali cyanua vào gói kẹo của Glico và đã đem bày bán trên khắp các cửa hàng tạp hóa.

Ngay sau đó, công ty Glico đã phải thu hồi lại toàn bộ số kẹo trên thị trường và điều đó khiến công ty này lỗ 20 triệu USD, cùng với 400 công nhân bị sa thải.

Cảnh sát mở rộng điều tra kẻ đứng đằng sau lá thư nặc danh nhưng mọi manh mối đều đi vào bế tắc. Thêm vào đó, không ai hiểu rằng vì sao nhóm này lại có thù hằn với công ty kẹo Glico như vậy.

Cảnh sát chỉ thu giữ được đoạn video cho thấy có một người lạ mặt đang để kẹo tẩm độc lên các kệ hàng. “Quái vật 21 mặt” được cho là cố tình để camera ghi lại cảnh này như một cách giễu cợt cảnh sát và khiến dân chúng thêm hoảng loạn. Tổ chức này còn gửi các bức thư nặc danh để chế nhạo lực lượng cảnh sát.

Kỳ án Quái vật 21 mặt” và những bí ẩn ám ảnh người dân Nhật Bản hơn 4 thập kỷ Phần 1  2Chân dung "quái vật 21 mặt" được cảnh sát phác hoạ

Thời gian sau đó, “quái vật” liên tục khủng bố cảnh sát bằng những bức thư nặc danh và trong đó nội dung đa phần là nhạo báng: “Thưa các sĩ quan cảnh sát ngu ngốc. Đừng nói dối nữa. Chẳng phải tất cả các tội ác đều bắt đầu bằng một lời nói dối, các người không thấy sao? Có vẻ như các người đang chịu thua rồi. Vậy tại sao không để chúng tôi giúp một tay? Chúng tôi sẽ cung cấp cho các người một đầu mối, chúng tôi đã vào nhà máy bằng cổng trước, máy đánh chữ chúng tôi sử dụng là PANreader và các thùng nhựa được sử dụng là rác ở ngoài đường”.

Những tưởng mọi chuyện kết thúc một cách chóng vánh vào ngày 26.06 khi “Quái vật 21 mặt” đưa ra lời tuyên bố ngắn gọn: “Chúng tôi tha thứ cho Glico!”. Không có bất kỳ lý do gì được đưa ra về việc tại sao công ty này được bọn chúng bỏ qua hay nguyên nhân của vụ khủng bố khó hiểu lúc ban đầu là gì.

Song, không lâu sau đó, người ta mới rùng mình khi biết lời tuyên bố trên sẽ chỉ đánh dấu sự kết thúc đối với Glico, nhưng không phải chấm dứt cơn ác mộng đối với người khác. Chúng bắt đầu chuyển sang mục tiêu các công ty bánh kẹo Morinaga, Marudai Ham và House Food... với mức độ kinh hoàng hơn...

< CÒN TIẾP >

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang