Trap là gì? Trap Girl, Trap Boy là như thế nào? Trap trong Anime và Manga có nghĩa là gì

Trong thế giới anime cũng sử dụng trừ Trap rất nhiều, người đọc dùng thuật ngữ ngày trong anime để chỉ những chàng trai khiến mọi người lầm tưởng là con gái khi nhìn vào. Họ có ngoại dễ thương, xinh đẹp, nhiều người vây quanh và tán tính, thế nhưng thực chất chỉ là “cái bẫy”, đến cuối cùng thì họ vẫn là con trai.

Trap là gì?

Trap được biết đến như một thuật ngữ và thường được sử dụng để nói về sự ngọt ngào, hấp dẫn và có nhiều điểm tương đồng với câu "mật ngọt chết ruồi".

“Trap” /træp/: là từ tiếng anh có nghĩa danh từ là “cái bẫy”, động từ là “Bẫy”. Quen thuộc nhất với cụm từ “Cheese in the trap”, nếu hiểu theo nghĩa vừa giải thích ở trên thì nó không phải là “miếng pho mát trên cái bẫy” đâu nhé, mà là mang nghĩa ngọt ngào khác – “bẫy tình yêu”.

Nhiều người nghe vẫn hiểu thành “Tráp” – có nghĩa là cái hòm gỗ nhỏ trong thời xưa thường sử dụng để dừng sách, quần áo, dụng cụ linh tinh…

Trong một số trường hợp thì Trap được hiểu nghĩa là một người con trai có vẻ ngoài nữ tính hoặc ngược lại đối với nữ giới. Nói một cách khác thì từ này thường dùng để chỉ những người phi giới tính nhưng chỉ để nói về cá tính chứ không ám chỉ giới tính của họ.

Trap trong Manga / Anime

Trong thế giới của Anime thì Trap được dùng rất nhiều và thuật ngữ này thường xuất hiện khi có một chàng trai nhưng luôn bị mọi người lầm tưởng là con gái mỗi khi nhìn thấy họ. Hầu hết đề có một vẻ ngoài dễ thương, xinh đẹp, được nhiều người vây quanh tán tỉnh nhưng thực chất chỉ là một "cái bẫy" mà thôi, kết quả cuối cùng thì họ vẫn là còn trai.

Trap trong Manga/ Anime

Một số dấu hiệu nhận biết Trap

– Ngoại hình của họ giống y con gái từ khuôn mặt, vóc dáng, hành động… toàn những dấu hiệu chính bản thân họ cũng không thể quyết định được.

– Họ có sở thích hoặc bị ép ăn mặc, trang điểm giống con gái.

Lưu ý: Con gái có ngoại hình, tính cách, phong cách “nam thần” thì sẽ không được gọi là “Trap”, mà được gọi bằng “re-trap”. Cái tên này vẫn chưa được gọi phổ biến, và chưa được xem xét là chính thức. Chính vì vậy, ở Việt Nam vẫn sử dụng chung là “Trap” – Phải kể đến Tiên Cookie hay Vũ Cát Tường. Họ không phải lesbian mà đơn giản là họ có cá tính của mình.

Trap trong âm nhạc

Trong âm nhạc thì đây cũng là một thuật ngữ cực kì phổ biến, thậm chí là phổ biến hơn cả trong Anime. Nhạc Trap thường được ví như nhạc hiphop, nhưng chất nhạc Trap lại được xem như là một thể loại EDM.

Nếu bạn là một người yêu thích EDM thì Trap có lẽ là một định nghĩa tương đối quen thuộc với bạn. Loại hình này tương đối mới mẻ và chỉ xuất hiện cách đây vài năm mà thôi. Tuy nhiên nó cũng nhanh chóng trở thành một thể loại nhạc cực kì thịnh hành, từ làm mưa làm gió trong thị trường âm nhạc thế giới.

Trap được nhiều người khéo léo đưa vào tác phẩm của mình, không quy định loại hình âm nhạc. Chỉ cần không “xúc phạm” âm nhạc và được khán giả đón nhận sẽ được xem là thành công.

Ví dụ: Dưới đây là một số bài nhạc Trap đang được yêu thích trong năm nay:

– Faded (Osias Trap Remix)

– Despacito (feat. Justin Bieber) (Muffin Remix)

– Where are U now (Feat.Justin Bieber)

– Snap Yo Fingers (Brevis Trap Remix

– Alive (Tascione Remix)

– Pretty Girl (Cheat Codes x Cade Remix)

– Fetty Wap – Trap Queen (Crankdat Remix)

– You Don’t Own Me (ft. G-Eazy) (Candyland Remix)

Nhạc Trap xuất hiện tại Mỹ từ những năm 1990 và sử dụng tiếng trống điện tử để tạo nên sự lôi cuốn đối với người nghe. Điểm đặc trưng của nhạc Trap đó là sự kết hợp những hiệu ứng âm thanh sôi động kèm theo nhịp trống điện tử 808 và âm bass ảo, từ đó tạo thành một giai điệu có chiều sâu và khuấy động cảm xúc của người nghe.

Thể loại nhạc này cũng phát triển rất nhanh khi mà chỉ sau chục năm thì hàng loạt những DJ nổi tiếng toàn thế giới đã thêm nhạc Trap vào trong những tác phẩm của mình. Dù vậy giai đoạn bùng nổ nhất của thể loại nhạc này có thể nói đến năm 2014 khi mà thị trường nhạc Hàn Quốc liên tục tung ra những sản phẩm âm nhạc có hơi hướng Trap.

Điển hình nhất chính là nhóm nhạc BigBang khi họ liên tục tung ra những hit cực kì thành công, phổ biến rất nhanh thể loại Trap và Bang Bang Bang chính là một dẫn chứng cụ thể nhất.

Sự kết hợp của ca sĩ, các DJ lại được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt, đến này trap music đã được thịnh thành trên khắp thế giới với nhiều chủ đề vô cùng đa dạng.

Những ca sĩ sử dụng nhạc trap nổi tiếng như: Rich ros, Yogottip, gucci Mane, … đối với âm nhạc Việt phải kể đến đó là Will 365, Hoàng Thùy Linh…Trap được sử dụng khôn khéo trong nhiều loại nhạc khác nhau như trap rap, trap DJ hay trap hip hop… trong thời gian tới, hứa hẹn trap sẽ được sử dụng nhiều hơn trong âm nhạc, và hứa hẹn sẽ được nhiều khán giả yêu thích hơn nữa.

Kết luận

Trap được sử dụng phổ biến nhưng không phải hoàn cảnh nào bạn cũng sẽ hiểu thuật ngữ ngày là “cái bẫy”, nó chính hình ảnh ẩn dụ ngọt ngào, sâu lắng trong những hoàn cảnh sử dụng đặc biệt. Cũng bởi vậy, không phải lúc nào bạn cũng có thể sử dụng Trap, vì nó sẽ trở nên vô nghĩa với người nghe.

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang