Phát hiện hoá thạch 310 triệu năm tuổi của loài nhện cổ đại tại Đức

Một hoá thạch của loài nhện cổ đại hơn 310 triệu năm tuổi được tìm thấy tại Đức.

Một hóa thạch loài nhện chưa được xác định đã được thu thập cẩn thận từ các lớp đá thuộc tầng Cacbon muộn (Moscovian) của mỏ đá Piesberg gần Osnabrück ở Lower Saxony, Đức cách đây vài năm trước. Danh tính của mẫu vật đã được phát hiện sau khi được chuyển đến chuyên gia về loài nhện cổ đại, Tiến sĩ Jason Dunlop của Bảo tàng für Naturkunde ở Berlin.

Phát hiện hoá thạch 310 triệu năm tuổi của loài nhện cổ đại tại Đức

Được biết, Hóa thạch đến từ một địa tầng có niên đại từ 310 đến 315 triệu năm và đây cũng là mẫu vật loài nhện Đại Cổ đầu tiên từng được tìm thấy ở Đức. Đây cũng là một loài mới và được đặt tên là Arthrolycosa wolterbeeki theo tên người phát hiện ra nó, Tiến sĩ Tim Wolterbeek , một nhà nghiên cứu khoa học địa chất tại Đại học Utrecht.

Phát hiện hoá thạch 310 triệu năm tuổi của loài nhện cổ đại tại Đức

Là "con nhện thật" đầu tiên được biết đến từ Đại Cổ sinh của Đức, A. wolterbeeki thuộc bộ Araneae, phân biệt nó với các nhóm lớp nhện giống nhện tám chân trước đó như Trigonotarbids.

Phát hiện hoá thạch 310 triệu năm tuổi của loài nhện cổ đại tại Đức

Hoá thạch hoàn chỉnh đến mức có thể thấy được bộ phận nhả tơ được bảo quản tốt, một trong những đặc điểm nổi bật của loài nhện.

Wolterbeek cho biết: “Đã gần bốn năm kể từ khi tôi tìm thấy một hóa thạch loài nhện không xác định ở Westphalian D (Cuối Carboniferous) của mỏ đá Piesberg gần Osnabrück, Đức,” Wolterbeek cho biết: “Đây là một trải nghiệm tuyệt vời, vì tôi đã học được rất nhiều điều về loài nhện, đặc biệt là nhện cổ đại."

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang