Nga và U Cà là gì ? Câu chuyện đang vô cùng hot trên cộng đồng mạng xã hội Việt Nam

Nga và U Cà là cụm từ đang hot nhất ngày hôm nay. Vậy bạn đã biệt nó có ý nghĩa gì không ? Bài viết này sẽ tóm tắt nhanh để bạn đọc có thể hiểu hết về Nga và U Cà là gì ?

Nga và U Cà là gì ?

Là cụm từ viết tắt nhằm nói đến tình hình căng thẳng giữa 2 quốc gia Nga và Ukraina. Đây là tin tức đang khiến cho cộng đồng mạng xã hội Việt Nam và thế giới phải quan tâm. Theo những diễn biến được tóm tắt từ tờ báo Tuổi Trẻ như sau:

Chiều 24-2, Biên phòng Ukraine công bố đoạn video cho thấy xe quân sự Nga tiến vào Ukraine từ bán đảo Crimea. Các video từ biên giới Ukraine - Belarus trước đó do Ukraine công bố cho thấy binh sĩ và phương tiện quân sự tiến vào Ukraine từ bên kia biên giới.

Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày tuyên bố không gặp phải sự kháng cự nào từ biên phòng Ukraine, theo Đài CNN.

Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Latvia xác nhận khoảng 40 lính Mỹ đã được triển khai tới nước này ngày 24-2. Đây là đợt đầu trong tổng số 300 binh sĩ Mỹ dự định triển khai tới Latvia. Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đó thông báo sẽ đưa 800 quân và 8 máy bay F-35 để củng cố sườn phía đông NATO giáp Nga.

Khói bốc lên từ một vụ nổ do pháo kích tại làng Novohnativka, vùng Donetsk, gần khu vực đóng quân của quân đội Ukraine trong xung đột với lực lượng li khai ở miền Đông, ngày 19-2 - Ảnh: AFP/TTXVN

Chiều 24-2, Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo bác bỏ chuyện máy bay của nước này bị bắn hạ ở Ukraine. "Thông tin nói máy bay Nga bị bắn rơi trên lãnh thổ Ukraine không đúng với thực tế", phía Nga khẳng định. 

Trước đó phía Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 5 máy bay chiến đấu và 1 trực thăng của quân đội Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: NEW YORK TIMES

Ngày 24-2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã ban bố thiết quân luật trên toàn quốc sau khi Nga thông báo triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Donbass, miền Đông Ukraine.

Trong một tuyên bố riêng rẽ, quân đội Ukraine khẳng định thông tin về việc binh lính Nga xuất hiện ở Odessa, miền Nam nước này, là tin đồn thất thiệt.

Ukraine ngày 24-2 đã đóng cửa không phận với các chuyến bay dân sự vì "rủi ro cao". Cơ quan An toàn hàng không của Liên minh châu Âu (EASA) cũng cảnh báo các hãng hàng không tránh bay qua không phận Ukraine.

Cơ quan quản lý hàng không Nga Rosaviatsia cũng ra thông báo hủy các chuyến bay khởi hành từ 11 sân bay ở miền Nam nước Nga gần với Ukraine. Lệnh hạn chế này sẽ có hiệu lực đến ngày 2-3 tới.

Các xe tải quân sự của Nga được nhìn thấy trên một con đường ở vùng Rostov miền nam nước Nga, khu vực giáp ranh với Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng, trong ngày 23-2 - Ảnh: AFP

Ngày 24-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga không có kế hoạch chiếm đóng lãnh thổ Ukraine và sẽ đáp trả ngay tức khắc mọi mối đe dọa từ bên ngoài.

Theo Hãng tin TASS của Nga, trong bài phát biểu phát trên truyền hình, Tổng thống Putin khẳng định Nga đã, đang và sẽ tôn trọng chủ quyền của các quốc gia trong không gian hậu Xô Viết. Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã chấp nhận những thực tế địa chính trị mới và Matxcơva tôn trọng tất cả các quốc gia mới thành lập trong giai đoạn hậu Xô Viết. 

Tổng thống Putin cam kết các binh sĩ Nga sẽ làm đúng bổn phận của họ và quyền hành pháp ở Nga sẽ được vận dụng nhanh chóng và hiệu quả.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 24-2 khẳng định nước này không tấn công các thành phố ở Ukraine.

Binh sĩ Ukraine kiểm tra giấy tờ người dân ở vùng Kharkov, gần biên giới với Nga - Ảnh: REUTERS

Ngày 24-2, ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo triển khai chiến dịch đặc biệt tại Donbass, miền đông Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Mỹ và các đồng minh sẽ phối hợp trong phản ứng với Nga. 

Theo Hãng tin AFP, Tổng thống Biden cảnh báo về những hậu quả mà Nga phải gánh chịu và "thế giới sẽ buộc Nga phải chịu trách nhiệm" về quyết định này. 

Dự kiến Tổng thống Biden sẽ có bài phát biểu trong ngày 24-2 (giờ địa phương) về bước đi sắp tới của chính quyền Washington.

* Theo Đài Russia Today của Nga, sáng 24-2 (giờ Việt Nam), tại nhiều thành phố lớn của Ukraine đã ghi nhận những tiếng nổ lớn.

* Theo Hãng tin TASS của Nga, sáng 24-2 (giờ Việt Nam), Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo sẽ triển khai chiến dịch đặc biệt nhằm bảo vệ người dân tại Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng và Cộng hòa nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng tại vùng Donbass, miền đông Ukraine.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) sẽ triệu tập phiên họp khẩn cấp thứ hai về khủng hoảng Nga - Ukraine "do những diễn biến quân sự trên thực địa". Cuộc họp được triệu tập theo đề nghị của Ukraine và được sự ủng hộ của các thành viên phương Tây trong HĐBA, dự kiến diễn ra vào lúc 21h30 tối 23-2 theo giờ New York (tức 9h30 sáng 24-2 theo giờ Hà Nội). 

Tương tự cuộc họp trước đó vào ngày 21-2, nước Nga, hiện là chủ tịch luân phiên HĐBA, sẽ chủ trì phiên họp khẩn sắp tới này. Theo kế hoạch, Mỹ và Albania sẽ trình HĐBA LHQ một dự thảo nghị quyết đề cập các động thái của Nga.

Cùng ngày, Nhà Trắng thông báo các nhà lãnh đạo Nhóm 7 nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ có cuộc họp trực tuyến vào ngày 24-2 để thảo luận vấn đề Ukraine.

* Ngày 23-2, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra các biện pháp trừng phạt như sau: phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh đối với những nhân vật cao cấp của Nga; hạn chế Matxcơva phát hành trái phiếu chính phủ hoặc huy động vốn tại những thị trường tài chính châu Âu; cấm nhập khẩu đối với hàng hóa đến từ Donetsk và Lugansk.

Cùng ngày, Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ cùng Đức áp đặt những biện pháp cản trở nhằm vào dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2 AG) của Nga.

* Rạng sáng 24-2 (giờ Việt Nam), Quốc hội Ukraine đã thông qua tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trong quan hệ với Nga.

Tình trạng khẩn cấp sẽ được áp dụng đối với toàn bộ lãnh thổ Ukraine từ ngày 24-2 và kéo dài trong 30 ngày, ngoại trừ vùng Donetsk và Lugansk ở miền đông đã được đặt trong tình trạng khẩn cấp từ năm 2014.

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang