Truyền thuyết Nhật Bản về 4 vị Âm Dương Sư trong Onmyoji

Trong siêu phẩm Âm Dương Sư (Onmyoji), 4 vị Âm Dương Sư thực tế cũng có rất nhiều câu chuyện và truyền thuyết từ Nhật Bản xa xưa. Hãy cùng tìm hiểu qua nguồn gốc của họ nhé.

Abe No Seimei (An Bội Tình Minh)

Truyền thuyết Nhật Bản về 4 vị Âm Dương Sư trong Onmyoji

Cốt truyện chính trong game:

Abe no Seimei, nhân vật chính trong game, là mỹ nam tóc trắng, là Âm Dương Sư mạnh nhất châu Phi, cầm bùa xanh ném như tiền mã mà vô điện thì 100 bùa ra 100 R, mãi mãi vuột mất chuyến tàu qua châu Âu. Được Hồng Diệp yêu điên cuồng, bị Tửu Thôn ghen tỵ.

Truyền thuyết Nhật Bản về 4 vị Âm Dương Sư trong Onmyoji 2

Truyền Thuyết Nhật Bản

Là một nhân vật có thật, nổi danh là Âm Dương Sư mạnh nhất thời Heian. Từ thời Kamakura đến thời đầu Meiji, Seimei là ông tổ cai quản vùng đất Âm Dương. Thời đại ấy, Abe no Seimei được xem là đỉnh cao trong lĩnh vực "Chú thuật", có vị trí trong "Thiên Văn Đạo", lấy xem bói mà đứng đầu "Âm Dương Đạo". Semei vừa là chuyên gia có kiến thức siêu việt trong các lĩnh vực, vừa là đại Đại Âm Dương Sư được quý tộc Heian tin cậy. Thế nhưng ghi chép thời thơ ấu của ông không cặn kẽ, chỉ biết lúc trước ông sống cùng Âm Dương Sư Kamo no Tadayuki, làm môn hạ Tadayuki, học tập Âm Dương Đạo, được Tadayuki tán thưởng mà truyền thụ Thiên Văn Đạo.

Truyền thuyết Nhật Bản về 4 vị Âm Dương Sư trong Onmyoji 3

Seimei là Âm Dương Sư nổi danh, từng đảm nhiệm qua chức Tả Kinh Quyền đại phu, trông coi kho thóc. Cũng vì được Fujiwara tín nhiệm và năng lực làm việc rất tốt mà thẳng một đường từ chức quan tứ phẩm bậc dưới lên đến "Pháp Thanh Viện", đạt ngưỡng danh vọng mà không một Âm Dương Sư nào vượt qua được.

Mặt khác, Seimei có hai đứa con trai là Yoshihira cùng Yoshimasa cũng được bổ nhiệm làm tiến sĩ Thiên Văn. Gia tộc Abe cũng từ thế hệ Seimei này mà có thể trở thành gia tộc Âm Dương Đạo được đánh đồng cùng sư phụ Kamo no Tadayuki. Trong truyền thuyết, Abe no Seimei lúc còn trẻ là người cực kì đẹp trai, rất được phái nữ ngưỡng mộ, được xem là "Sát thủ mỹ nữ" (Trong chương thứ ba, Yaobikuni cũng gọi Abe no Seimei như vậy). Do là con của Bạch Hồ, người đời gọi ông là "Bạch Hồ công tử".

Truyền thuyết Nhật Bản về 4 vị Âm Dương Sư trong Onmyoji 4

Về cha mẹ Abe no Seimei:

Cha Abe no Seimei thường được cho rằng Abe no Yasuna - giữ chức Đại Phu cấp thấp. Về mẹ ông, truyền thuyết tương đối nhiều, thường nghe nhất rằng mẹ ông là một con Bạch Hồ, tên Vũ Chi Khải. Theo 《Cát Diệp Vật Ngữ》, Abe no Yasuna cứu từ tay Hữu Vệ Môn một con Bạch Hồ, Bạch Hồ này là Hồ Tiên "Cát Diệp" (Kuzunoha) tu luyện nhiều năm trong rừng Izumi (nay là thành phố Izumi phủ Osaka). Về sau nó hoá thành người, cùng Abe no Yasuna "nói chuyện yêu đương", sinh hạ Seimei. Người đời sau tin rằng Seimei thừa kế linh lực từ mẹ nên mới biểu hiện "trò giỏi hơn thầy" trong Âm Dương Thuật như vậy.

Lúc Seimei năm tuổi, ngoài ý muốn trông thấy nguyên hình hồ ly của mẹ. Cũng chính vì thế mà Kuzunoha phải đau long bỏ đứa con nhỏ, khóc thút thít mà quay về rừng.

"Nếu con nhớ mẹ, hãy tới tìm mẹ đi... Tại nơi sâu nhất trong rừng Izumi rộng lớn, Kuzunoha...", đoạn ca dao lặp đi lặp lại kia là lời cuối cùng mẹ ông nói vối ông. Ngày sau Seimei đi theo những gì bài ca chỉ thị, thấy được người mẹ ở nơi bí ấn nhất khu rừng.

Có truyền thuyết cho rằng, Abe no Seime không cha không mẹ, ông từ vạn vật mà hoá thành người. Thế nhưng chính phú Nhật Bản nói rằng mẹ Abe no Seime là dân miền núi, tên không rõ. Tuy nhiên nghiên cứu cận đại lại cho thấy, người Abe no Yasuna cưới là một thiếu nữ mại nghệ (làm xiếc, ca hát) - giai cấp thấp hèn đương thời, hoặc là con gái miền núi - cũng giai cấp thấp. Về sau có lẽ vì muốn che giấu sự thật không mấy vẻ vang này, hoặc cố ý thần thánh hoá Abe no Seime mới có truyền thuyền Bạch Hồ Kuzunoha, tạo cảm giác thần bí trong lòng mọi người.

Abe no Seime qua đời ngày 26 tháng 9 năm 1005, hưởng thọ 85 tuổi. Mặc dù ông là Âm Dương Sư tiếng tăm lừng lẫy thời Heian phồn vinh, nhưng bối cảnh gia tộc cùng truyền thuyết lại phủ một tầng sương mù.

Kagura (Thần Nhạc)

Truyền thuyết Nhật Bản về 4 vị Âm Dương Sư trong Onmyoji 5

Cốt truyện chính trong game:

Thiếu nữ thần bí, hiền lành ít nói, sau khi mất trí nhớ đi theo Seimei... Có trực giác bén nhạy cùng năng lực thông linh cường đại, không muốn ai biết đến quá khứ của mình.

Truyền thuyết Nhật Bản về 4 vị Âm Dương Sư trong Onmyoji 6

Truyền Thuyết Nhật Bản

Kagura là vị Thần Nhạc trong truyền thống Thần Đạo Giáo (Shinto: Thần đạo. Là tín ngưỡng và tôn giáo của dân tộc Nhật Bản). Trên thực tế đây là một nghi thức tôn giáo. Vu nữ trong lúc cúng tế sẽ biểu diễn vũ đạo (Hình bên phải là vu nữ bận trang phục để nhảy điệu múa Thần Nhạc).

Truyền thuyết Nhật Bản về 4 vị Âm Dương Sư trong Onmyoji 7

Các tác phẩm nghệ thuật cũng thường gặp nhân vật nữ dùng tên Kagura, nhưng về yêu quái lại chẳng có điển tịch, truyền thuyết gì cả. Sách《Âm Dương Sư》 dường như cũng không có người giống Kagura, nên có thể xác định nhân vật này là game tự tạo.

Minamoto no Hiromasa (Nguyên Bát Nhã)

Truyền thuyết Nhật Bản về 4 vị Âm Dương Sư trong Onmyoji 8

Cốt truyện chính trong game:

Con người bình thường duy nhất trong game, là một quý tộc thời Heian, vừa thuộc hoàng thất, vừa là võ sĩ. Tính cách cao ngạo sáng sủa, chuyên dùng đại cung. Cung tiễn của hắn có sức mạnh bắn chết yêu quái. Từ bé Hiro đã bướng bỉnh không hiền lành gì, thích mạo hiểm và khiêu chiến. Sau khi gặp Seimei và Kagura liền thường thường ghé chơi đình viện. Được Bạch Lang yêu mến, Hiro coi Đại Thiên Cẩu là "Bạn thân".

Truyền thuyết Nhật Bản

Hiromasa là quý tộc thời Heian. Hắn là con trưởng của Thân vương Yoshiakira, cháu của Thiên hoàng Daigo. Mẹ hắn là con gái của Fujiwara no Tokihira. Chức vị cao nhất mà Hiromasa đạt được tại triều đình Nhật Bản là "Tam vị bất thông, chuẩn mệnh Hoàng Hậu", do đó Hiromasa được gọi là Hakuga no Sanmi (Bác Nhã Tam Vị).

Hiromasa là danh thủ kangen (kèn sáo, nhạc cụ có dây), cũng am hiểu cờ vây, do đó được gọi là "Trường Thu Khanh" (Choushuukyou). Hắn từ bỏ thân phận hoàng thất xuống hàng gia thần, được ban họ "Nguyên" (Minamoto), vì một trong những ông tổ của Thiên hoàng Daigo họ Nguyên.

Truyền thuyết Nhật Bản về 4 vị Âm Dương Sư trong Onmyoji 9

Hiromasa am hiểu nhã nhạc (Gagaku). Nhạc khúc tự học từ Thân vương Atsuzane, đàn tranh tự học từ Thiên Hoàng Daigo, tỳ bà tự học từ Minamoto no Osamu, thối sáo tự học từ Ooishi no Minekichi, ichiriki tự học từ Yoshimine no Yukimusa. Thông thạo nhất nhất chính là hicHhiriki, thích ca hát cùng nhảy múa.

Về thân thế Hiromasa, Hiromasa không có bất kì chị em gái nào, mẹ hắn sinh 4 anh em hắn, theo thứ tự là Nguyên Bác Nhã, Nguyên Thanh Nhã, Nguyên Chính Nhã, Nguyên Trợ Nhã. Trong 《Hà Hải Sao》 có đề cập đến, Heian năm thứ bốn (năm 934 sau Công Nguyên), lúc Hiromasa 17 tuổi được trao tặng chức quan tứ phẩm bậc dưới. Trước khi được ban họ Nguyên, Hiromasa vẫn còn trong hoàng tịch, sau đấy Hiromasa liền tách khỏi hoàng tịch, trở thành bề tôi của quốc gia.

Game Âm Dương Sư, Hiromasa lấy thân phận là đồng với nhân vật chính Abe no Seime, nhưng trong sử liệu, mối quan hệ giữa Abe no Seime cùng Hiromasa không có được xác thực, hơn nữa, Hiromasa thật cũng không dùng cung tiễn. Điểm khác biệt trong game và lịch sử chính là Hiromasa trong lịch sử là một Văn Quan, mà trong game trông như một Võ Quan.

Yao Bikuni - Bát Bách Bỉ Khâu Ni

Truyền thuyết Nhật Bản về 4 vị Âm Dương Sư trong Onmyoji 10

Cốt truyện chính trong game:

Cô ăn nhầm thịt nhân ngư mà bất lão bất tử, là nhà bói toán lưu lạc có năng lực siêu phàm. Vì bói được Abe no Seime là người số mệnh định trước có thể giải trừ nguyền rủa từ thịt nhân ngư, nên cô đến rừng Phượng Hoàng trước, ở trong ngôi đền thờ cúng Phượng Hoàng gần ba mươi năm để chờ Seimei.

Truyền thuyết Nhật Bản:

Yaobikuni trong truyền thuyết cũng không có xấu tính giống trong game. Cô là một người vô cùng tốt bụng, nhiệt tình giúp đỡ người, do sống đến 800 tuổi nên mới được gọi là "Yaobikuni" (Bát Bách Bỉ Khâu Ni: Ni cô tám trăm). Ở thành phố Obama tỉnh Fukui có ngôi chùa "Không ấn tự" (Kuinji), là chùa Bồ Đề của nhà Sakai, sau chính điện có mộ phần các đời nhà Sakai.

Sở dĩ ngôi chùa này nổi tiếng khắp Nhật Bản không phải chỉ vì nó là chùa Bồ Đề nhà Sakai, mà ở đó có "Hang động Yaobikuni". Bước vào cửa chùa, bên trái chân núi có một hang cao 1.5m, rộng 2m, đi xuống thềm đá sâu 7-8m, có động quật không lớn không nhỏ. Đây chính là nơi Yaobikuni viên tịch (chỉ người tu hành theo Đạo Phật chết).

Truyền thuyết Nhật Bản về 4 vị Âm Dương Sư trong Onmyoji 11

Yaobikuni tên gốc là Thu Tử, truyền thuyết liên quan tới việc Yaobikuni bất lão bất tử bắt nguồn từ một người đàn ông tên Takahashi sống tại Wakasakuni (nay là thành phố Obama tỉnh Fukui). Một hôm kia, hắn muốn đi xa ngắm nhìn ngoại quốc, thế là một mình tự đi thuyền ra khơi, hắn theo đường hàng hải mà tới một toà cung điện xinh đẹp trước đây chưa từng thấy được xây trên nước (cũng được gọi là Dị Giới hoặc Thế Ngoại Đào Nguyên).

Một thời gian sau, Takahashi muốn quay về, cư dân bản sứ tặng thịt nhân ngư để tiễn đưa hắn. Takahashi lấy thịt nhân ngư cho bạn bè, nhưng mọi người đều thấy buồn nôn nên chẳng dám ăn, chỉ có một người con gái lòng hiếu kì nặng mà ăn thịt nhân ngư, vì thịt quá ngon nên cô một hơi ăn hết phần thịt nhân ngư của mọi người.

Truyền thuyết Nhật Bản về 4 vị Âm Dương Sư trong Onmyoji 12

Người nhà toàn bộ đều già yếu mà chết, Thu Tử hoang mang tột độ. Năm cô 120 tuổi, cảm thán trần gian vô thường mà xuất gia thành ni cô, chu du nhiều nước, chữa bệnh cho mọi người, trợ giúp người nghèo khổ. Dọc đường đi cô trồng hoa sơn trà, trở thành Bách Thái hiền giả trong nhân gian. Cuối cùng, khi 800 tuổi, cô trở về cố hương, vào cư ngụ trong hang động kể trên.

Trước cửa hang, cô trồng một bụi hoa sơn trà, tiên đoán rằng: "Lúc nhánh cây khô héo, chung quy cũng là thời khắc kết thúc cả đời tôi." Từ đó cô không bao giờ đi ra nữa. Nghe nói, dù không biết bụi cây sơn trà kia đã trải qua mấy đời, nhưng cho đến tận nay vẫn chưa hề khô héo. Truyền Thuyết kể rằng Yaobikuni là vì ngừng ăn uống mà qua đời.

Xem thêm tại các bài viết dưới đây:

Nguồn: leafgroup2105.blogspot.com

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang