Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Nó cho thấy những hạn chế của não bộ con người.

1. Trong bức ảnh này, người mẫu Kendall Jenner dường như bị mất chân

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Hồi đầu năm nay, một bức ảnh được đăng tải về ba người đẹp là Jenner, Kylie Jenner và Hailey Baldwin đang tiệc tùng sau giải thưởng Quả Cầu Vàng. Vâng, họ đều sở hữu những đôi chân dài tuyệt đẹp... nhưng hình như hơi sai nếu nhìn vào người mẫu Kendall, cô này dường bị thiếu một... chân. Vậy nó đã đi đâu?

Thật ra là nó nằm bên dưới váy.

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Phải nhờ đến những "thánh soi" của cộng đồng mạng để tìm ra điều này. Nếu bạn nhìn kỹ hơn, bạn sẽ phát hiện ra cô nàng đang ngồi ở tư thế vắt chéo chân, và một chiếc chân còn lại "ẩn hiện" được chiếc váy bao phủ.

2. Bức ảnh 6 cô gái nhưng lại chỉ có 5 cặp chân

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Càng nhìn càng thấy ảo hơn khi cô nàng ngồi giữa hoàn toàn không có chân, đây là bức ảnh được đăng tải trên Reddit vào cuối năm 2016.

Hãy xem hình ảnh này và bạn sẽ cảm thấy bớt "đau đầu" hơn.

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Thật ra cô nàng bị "mất chân" thực sự là cô nàng ngồi thứ 2 từ trái qua, còn cô gái ngồi giữa hoàn toàn có chân, chẳng qua chúng ta đã nhìn nhầm mà thôi. Nhưng cũng cần đính chính là cô nàng thứ 2 từ ngoài vào cũng có chân, tuy nhiên đã bị che mất mà thôi, bạn có thể nhìn thấy một phần nhỏ chân của cô lộ ra ở bức ảnh được vẽ lại.

3. Có một điều "hơi sai" trong bức hình này, liệu bạn có phát hiện ra?

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Ok, tôi biết bạn đang nhìn vào cái gì, tuy nhiên đó không phải là điều tôi muốn đề cập đâu! Hãy nhìn về phía sau của khung hình bạn sẽ thấy được điều đặc biệt.

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Những người đàn ông phía sau có chung một khuôn mặt, nghe có vẻ hơi kinh dị đúng không? Chắc hẳn là đã có một người chỉnh lại bức hình, người này đã loại bỏ toàn bộ khuôn mặt đằng sau thay vào đó là một anh chàng tóc xoăn đang nhìn xuống.

4. Chiếc váy huyền thoại gây tranh cãi

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Đen, xanh, vàng, trắng là những màu mà người ta đã tranh cãi về chiếc váy này, vậy tại sao mỗi người lại có cái nhìn khác nhau đến vậy? Bức ảnh này lần đầu tiên được đăng trên Tumblr bởi một người phụ nữ có tên Caittlin McNeill, một ca-nhạc sĩ của Scotland. Và cuộc tranh cãi từ đó đã nổ ra.

Vâng, câu trả lời là màu đen và xanh. Đây là lý giải khoa học cho việc tại sao mỗi người lại nhìn thấy một màu khác nhau đến vậy.

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Đã có rất nhiều bài viết lý giải về màu sắc của chiếc váy cả trong nước và nước ngoài. Tựu chung lại, não người nhận dạng màu sắc dựa trên hai yếu tố là: màu sắc bản chất của vật thể mà chúng ta đang nhìn và màu của nguồn sáng chiếu vào vật thể. Như vậy, tùy thuộc vào việc chúng ta nhìn chiếc váy trong bóng tối hay ánh sáng trực tiếp mà màu sắc não chúng ta nhận được sẽ khác nhau.

5. Những quả dâu không có màu đỏ

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Hình ảnh đã được Akiyoshi Kitaoka, giáo sư tâm lý học tại Đại học Ritsumeikan, người nghiên cứu về nhận thức thị giác, đã đăng lên Twitter. Các điểm ảnh của bức ảnh này đã được hoàn toàn loại bỏ màu đỏ. Vậy tại sao nhiều người vẫn thấy dâu tây đỏ?

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Bằng cách phân tách các điểm ảnh cụ thể trong bức ảnh, nhà nghiên cứu Carson Mell từ Thung lũng Silicon đã cho chúng ta biết rằng những quả dâu này có màu xanh lá và xám. Chúng không hề có màu đỏ.

Nhưng não của bạn nghĩ rằng chúng màu đỏ bởi một hiện tượng có tên là "không đổi màu". Giống như bức ảnh trên, não nhận thức màu sắc bởi màu của vật thể và nguồn sáng chiếu vào nó. Nhưng đừng quên rằng, não cũng có chức năng nhớ, có nghĩa là cứ nhìn thấy quả dâu thì nguồn sáng có thay đổi cỡ nào, não bộ chúng ta vẫn bỏ qua chúng và nhận định quả dâu này màu đỏ.

Hay tóm gọn lại, những quả dâu này màu đỏ bởi não bộ chúng ta bảo thế!

6. Hình ảnh phản chiếu trong gương khác hoàn toàn so với vật thể

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Hiện tượng này có tên "Ảo giác hình trụ" (Ambiguous Cylinder Illusion). Được phát triển bởi giáo sư Kokichi Sugihara thuộc Đại học Meiji, công trình này đã chiến thắng cuộc thi "Ảo ảnh của năm" 2016 của Hiệp hội Khoa học Liên Kết (Neural Correlate Society).

Thật ra chúng đều có chung một hình dạng, vị giáo sư chỉ cần xoay chúng theo đúng góc độ cần thiết và bạn sẽ nhìn thấy một hình ảnh mới hiện ra trong gương. Hãy xem đoạn video để thấy tường tận:

7. Có tất cả 12 chấm đen trong bức hình này. Liệu bạn có thể nhìn thấy tất cả cùng một lúc?

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Đa số mọi người không thể làm được điều này. Nhưng nếu tập trung vào một điểm thì bạn lại hoàn toàn có thể nhìn rõ. Ảo diệu là thế nhưng lý giải nó lại khá đơn giản!

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Theo nhà khoa học thị giác Derek Arnold, điều này đơn giản là bởi thị lực ngoại biên của con người bị hạn chế. Đối với những thứ kiểu như này - chấm đen trên dòng kẻ xám - não của bạn đơn giản chỉ đưa ra dự đoán tốt nhất để lấp đầy thông tin. Trong trường hợp này, não đã đoán rằng các chấm không ở đó. Màu trắng nằm giữa các dòng kẻ xám làm não chúng ta nghĩ rằng các chấm đen sáng hơn so với thực tế. Vì vậy mà não chỉ nhìn thấy màu xám mà thôi.

8. Trông nó thế nào?

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Chỉ là một bức tường gạch đúng không?

Sai!

Có hẳn một điếu xì gà được cắm ở bức tường đấy.

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Giờ bạn đã nhìn ra chưa? Nó đơn giản là đã hòa bóng tối của những khe hở.

9. Hai đoạn đường ray tàu hỏa này có cùng kích thước

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Một ví dụ điển hình về ảo giác thị lực. Cả hai đoạn đường ray đồ chơi này đều có cùng kích thước, nhưng khi đặt chúng cạnh nhau thì dường như cái bên trái lại lớn hơn cái còn lại.

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Khi xếp chồng lên nhau, sự thật sẽ hiện ra trước mắt bạn. Hiện tượng này có tên là "ảo ảnh Jastrow", về cơ bản, não của bạn so sánh nhầm. Hãy tạm gọi hai mảnh đường ray này là 1 và 2, chúng rõ ràng là bằng nhau về kích thước, và có cạnh bên trái nhỏ hơn bên phải. Tuy nhiên khi đặt 1 và 2 cạnh nhau, não chúng ta lại so sánh cạnh bên trái của 1 với cạnh bên phải của 2, vì vậy mà cho ra kết quả là chúng không bằng nhau.

10. Đây là hình ảnh của những đụn cát

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Trong khi bay qua một sa mạc vào năm 2013, phi hành gia Luca Parmitano thuộc Cơ quan Không gian Châu Âu đã chụp lại một bức ảnh về những đụn cát ở đây. Tuy nhiên, chắc hẳn các bạn đều thấy rằng nó giống những cái hố hơn đúng không, tại sao lại như vậy?

Lật ngược nó lại và bạn sẽ thấy hợp lý hơn nhiều.

Sự thật về 10 bức ảnh gây tranh cãi trên mạng xã hội nhờ những hiệu ứng quang học

Ảo giác ở đây cũng khá đơn giản. Não bạn lúc này nghĩ rằng mặt trời ở vị trí 1:00 giờ, nghĩa là bóng nắng sẽ xuất hiện từ phía trên bên phải. Thực tế, mặt trời chiếu bóng từ phía trên bên trái. Vì thế, lộn ngược bức ảnh sẽ cho chúng ta một định dạng mà chúng ta thường thấy hơn.

Tham khảo Businessinsider

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang