Red Dead Redemption và lịch sử hình thành của tựa game nổi tiếng nhất làng game (P1)

Red Dead Redemption có một quá trình hình thành vô cùng thú vị, kèm theo đó là những gian nan mà những sáng lập ra tựa game này phải đối mặt

Red Dead Redemption là một trong những tựa game nổi tiếng và hay nhất trong làng game và có một điều bất ngờ đó là lịch sử hình thành của tựa game này đến khá sớm, sớm hơn cả thời điểm mà studio phát hành ra nó là Rockstar ra đời. Có lẽ bất kỳ game thủ nào cũng sẽ phải bất ngờ rằng những người tạo ra Red Dead Redemption ban đầu thực chấn chẳng phải là dân làm game, khi đó họ khởi điểm là một công ty chuyên làm hiệu ứng hình ảnh từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Cha đả (hay gọi vui là ông cố tổ) của Red Dead Redemption là một chàng trai có tên là Diego Angel, anh là một con người mê tiệc tùng, thích rượu chè và trong tâm hồn anh chàng này mang một sự lãng mạn của những con người Mỹ thập kỷ trước. Năm 1984 thì Diego Angel đã bắt đầu sự nghiệp của mình tại California khi anh thành lập nên Angel Studios - một công ty chuyên làm và dựng hiệu ứng 3D cho video và phim.

Có vẻ như những thành công của Angel Studios đến từ khá sớm, khi MV "Kiss That Frog" do studio này phụ trách đã được xướng tên lên tại lễ trao giải MTV Video Music Awards 1994 cho hạng mục hiệu ứng đặc biệt xuất sắc nhất. Trong những ngày đầu tiên đó thì tiêu chí làm việc của Diego Angel muốn hướng tới đó là một môi trường làm việc thoải mái nhất cho bản thân anh ta cũng như đồng nghiệp, anh cũng chia sẻ rằng:

– “Tiền không phải là ưu tiên hàng đầu, tôi muốn tạo ra một công ty mà mọi người biết họ thực sự muốn gì, rồi tiền sẽ tự tìm đến mà thôi”.

Diego Angel còn là một người cực kỳ thích tiệc tùng và có đam mê kỳ lạ với tequila, cứ vào đúng 5 giờ ngày thứ sáu, anh ta sẽ tập hợp mọi người lại bắt đầu làm vài cuốc rượu tequila hoặc thứ gì đó tương tự, trước khi bắt đầu một cuộc nhậu xả dàn vào cuối tuần. Các nhân viên tại Angel Studios lúc đó đều yêu mến Diego, còn không khí trong phòng làm việc của họ thì giống như thiên đường vậy (ăn nhậu quan trọng nhất).

Lịch sử ra đời và phát triển của Red Dead Redemption (P.1)

Angel Studios dấn thân vào ngành công nghiệp game bằng một cách hoàn toàn tình cơ, khi họ được đề nghị thực hiện vài demo quảng cáo phần cứng cho những chiếc máy tính đời mới nhất của hãng Silicon Graphics. Ở thời điểm hiện tại khi nói đến cụm từ  "máy tính đời mới nhất" thì người ta sẽ bắt đầu có những suy nghĩ ngay đến những chiếc máy có đồ họa đỉnh cao, trong trường hợp của Angel Studios cũng gần gần giống như vậy.

Và cũng bằng một sự tình cờ nào đó thì Nintendo lại thấy được bản demo của Angel Studios, ngay lập tức thì Nintendo đã bị thuyết phục và chỉ sau 3 ngày thì một bản hợp đồng đã được ký một cách chớp nhoáng, và Angel Studios đã chính thức trở thành đối tác kỹ thuật cho máy chơi game console mới nhất của Nintendo lúc bấy giờ - Nintendo 64.

Vào tháng 2 năm 1995, Nintendo công bố Angel Studios đã trở thành một phần của đội hình trong mơ của họ, nó bao gồm 10 Studio độc lập sẽ chịu trách nhiệm cho sự ra đời của các tựa game dành cho Nintendo “Ultra 64”. Tình cờ làm sao DMA Design (tiền thân của Rockstar) cũng có mặt trong nhóm này, và đây cũng chính là cơ duyên đưa họ đến với nhau, cũng như sự ra đời của Red Dead Redemption sau này.

Lịch sử ra đời và phát triển của Red Dead Redemption (P.1)

Tại thời điểm mà Angel Studios chính thức bước chân vào ngành công nghiệp game, họ không chỉ làm việc với Nintendo trong quán trình phát triển của Nintendo 64 mà còn chung tay phát triển những tựa game khác với nhiều thể loại khác nhau. Có thể kể đến là Mr. Bones cho Sega Saturn (đồ họa và cắt cảnh), sau đó là Major League Baseball Featuring Ken Griffey Jr và Ken Griffey Jr.’s Slugfest cho Nintendo và cả Midtown Madness của Microsoft.

Một trong những thứ mà khiến cho những nhân viên làm việc tại Angel Studios cảm thấy tự hào nhất ở thời điểm đó, không phải vì sự nghiệp của họ lên như diều gặp gió, mà là vì Angel Studios là một trong những Studios phương Tây ít ỏi có khả năng làm việc ổn định với những hãng game của Nhật Bản. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, khi mà sự tách biệt về văn hóa vẫn còn là một rào cản vô hình khiến cho những nhà làm game của phương Tây và phương đông khó tiếp cận với nhau, đặc biệt hơn là khi người Nhật vẫn còn quá rụt rè trong việc tiếp cận với những ý tượng mới lạ của nước ngoài.

Vậy thứ gì đã giúp cho họ và những công ty Nhật Bản kết nối lại với nhua? Câu trả lời chính là rượu và những buổi nhậu, hay chính xác hơn là những chai Tequila thần thánh, Diego Angel nhớ lại từng có thời gian anh thường xuyên bay qua bay lại giữa Mỹ và Nhật để làm việc, trong người lúc nào cũng chỉ có đúng 6 cuốc tequila lận lưng và nó là thứ thổi bay mọi rào cản biên giới giữa họ.

Lịch sử ra đời và phát triển của Red Dead Redemption (P.1)

Chính khả năng tạo ra những sản phẩm xuất sắc (và cả tequila) đã giúp thay đổi Angel Studios mãi mãi, đó là khi siêu phẩm Resident Evil 2 được port qua Nintendo 64 vào năm 1999. Stewart Spilkin – một trong những người chịu trách nhiệm cho Resident Evil 2 và về sau là Red Dead Revolver kể lại như sau:

– “Chúng tôi là những người đầu tiên – hay ít nhất là họ nói như vậy, các lập trình viên hiếm hoi được làm việc trực tiếp với Capcom”.

Chỉ với vẻn vẹn 9 nhân sự chính và 1 nhân viên bán thời gian, Angel Studios đã port toàn bộ nội dung của Resident Evil 2 thành công lên Nintendo 64 một cách hoàn hảo, với ngân sách chỉ chưa tới 1 triệu USD. Capcom thực sự ấn tượng với tiến độ công việc thần thánh này, họ sau đó đề nghị một dự án hoàn toàn mới cho Angel Studios – thứ mà về sau đã trở thành một tượng đài, một huyền thoại và đóng góp viên gạch quan trọng thay đổi làng game mãi mãi – Red Dead Redemption.

Theo như những gì mà những nhân viên cũ của Angel Studios nhớ lại thì Capcomlucs đó đã đưa ra một ý tưởng ban đầu về một tựa game có tên là S.W.A.T, với lối chơi bắn súng góc nhìn thứ ba, người chơi có thể điều khiển qua lại nhiều nhân vật với các kỹ năng khác nhau. Angel Studios đã đồng ý và họ đã bắt đầu 2 tháng làm việc để thực hiện cái sườn ban đầu, sau đó thì S.W.A.T đã được định hình theo trí nhớ của Stewart Spilkin như sau:

– Bạn sẽ điều khiển một đội với 7 nhân vật bao gồm các kỹ năng khác nhau, trải qua từng màn chơi tuần tự, người chơi có thể trang bị vũ khí cũng như tự nghĩ ra các cách khác nhau để hoàn thành màn chơi đó. Đôi khi chúng tôi còn tính phát triển S.W.A.T theo dạng chiến thuật sinh tồn, khi đưa người chơi vào một hòn đảo bị chiếm đóng bởi những con robot hung hãn… còn có nhiều ý tưởng như vậy nữa nhưng chúng không được thực hiện”.

Nhưng sau một thời gian dài thực hiện thì ý tưởng về S.W.A.T đã thay đổi 180 độ, khi Capcom bất ngờ muốn tựa game này đi theo hướng cao bồi miền viễn Tây của Mỹ ((do một người trong đội lập trình vừa xem xong bộ phim Blindman). Nếu nói về nền văn hóa cao bồi thì chắc chắc chắn không ai rõ hơn người Mỹ rồi, vậy nên Angel Studios đã rất hào hứng chấp nhận lời đề nghị của Capcom và chuyển hướng dự án ngay tức khác.

Lịch sử ra đời và phát triển của Red Dead Redemption (P.1)

Vào quãng thời gian những năm đầu 2000, các tựa game về đề tài cao bồi không phải là hiếm, nhưng ý tưởng về việc rong ruổi qua các sa mạc rộng lớn, cưỡi ngựa và đấu súng thì chưa có ai từng thực hiện cả. Angel Studios thay đổi hoàn toàn dự định cho S.W.A.T và lập nên một đội ngũ lập trình mới với biệt danh: “Spaghetti Western Action Team”, đây chính là khởi điểm cho sự ra đời của Red Dead Revolver – tiền thân cho Red Dead Redemption.

Daren Bader – giám sát đồ họa của Red Dead Revolver lúc đó nhớ lại rằng bọn họ muốn đưa thật nhiều thứ yếu tố của sa mạc vào hết mức có thể, tức là càng chói chang, càng bụi bặm và nóng nực càng tốt. Thậm chí có người còn tính tới chuyện làm nhiều nhân vật chính để người chơi có thể trải nghiệm cốt truyện tốt nhất, rất tiếc nó là thứ không tưởng vào thời đó.

Mọi thứ càng trở nên rối rắm hơi khi sau đó Capcom cử một trong những họa sĩ tốt nhất của mình là Akira Yasuda (cha đẻ của Chun-Li) tới để hỗ trợ Angel Studios, dưới tư cách trưởng bộ phận thiết kế. Vấn đề ở đây là do khác biệt về văn hóa, nên những mẫu thiết kế của Akira Yasuda đã khiến các nhân viên người Mỹ dưới quyền phải vò đầu bứt tai, Daren Bader lúc đó nhớ lại như sau:

– “Một trong những nhân vật mà ông ấy tạo nên trông như một gã to con nhìn giống Frankenstein nhưng lại mặc váy phụ nữ, tưởng tượng cảnh mà một kẻ có ngoại hình máu lạnh như vậy đi giết người rồi lật váy của họ lên mà xem…”

Lịch sử ra đời và phát triển của Red Dead Redemption (P.1)

Có một điều đáng nói nữa là cái tên Red Dead Redemption thực sự không phải là do Capcom cảm thấy nó ngầu, mà là do sự khác biệt về văn hóa khi họ thấy 2 từ Red và Dead đọc nghe rất là vần điều. Chính bởi điều này đã khiến cho đa số nhân viên làm việc tại Angel Studios phải thốt lên rằng "cái quái gì vậy?", sau đó những người chịu trách nhiệm viết kịch bản phải dùng đủ mọi chiêu trò để cho Red Dead Revolver trở nên có nghĩa, khi họ để tên nhân vật chính là Red và cánh tay anh ta bị cháy nắng tới “đỏ” cả lên.

Một điều nữa là những ai làm việc tại Angel Studios sẽ cảm thấy vô cùng kỳ lạ với thói quen của Akira Yasuda khi ông thường xuyên ở lại văn phòng sau giờ làm việc, thậm chí là ở văn phòng cả tuần mà không về nhà. Chưa hết, Akira Yasuda còn có một sở thích ngủ một cách kỳ lạ khi thường xuyên chui xuống gần bàn hoặc những chiếc tủ chứa tài liệu để đánh một giấc, bất chấp việc ông ta đã có hẳn một căn phòng riêng với cái giường đôi khổng lồ. Có một giai thoại đó là có người đã tưởng căn phòng đó có ma, khi thấy chân của Akira Yasuda đột ngột thò lên từ những góc kẹt nơi mà ông ta chui xuống ngủ.

Khác biệt văn hóa cũng như rào cản ngôn ngữ cũng là thứ khiến Red Dead Revolver càng ngày càng đi sai hướng, trong khi Capcom muốn một lối chơi mới hoàn toàn của thể loại bắn súng và liên tục gạt đi các dự định phát triển cốt truyện, còn Angel Studios thì đơn giản biết là cứ thế thì sẽ không bói đâu ra tiền để làm đâu. Việc này có ảnh hưởng rất lớn tới Angel Studios, khi họ ký hợp đồng độc lập một cục với Capcom, game càng trì hoãn thì sẽ tiền sẽ càng lâu được trả.

Lịch sử ra đời và phát triển của Red Dead Redemption (P.1)

Mọi chuyện càng trở nên trì trệ đã dẫn đến việc Capcom quyết định sẽ làm chủ hết và Angel Studios phải thực hiện theo những gì mà họ yêu cầu. Trong tình hình diễn ra vô cùng tệ này thì những người làm việc tại Angel Studios đã cảm thấy thất vọng ra mặt khi mọi dự án họ bỏ rất nhiều công sức vào có khả năng đổ sông đổ bể. Bản thân những người đứng đầu tại Angel Studios cũng thấy được rằng thương vụ làm ăn này cuối cùng cũng không đi được đến đâu, bởi nó đang là một mỡ hỗn độn và không thể hàn gắn lại với nhau được.

Vào tháng 03/2002, Capcom chính thức công bố cái tên Red Dead Revolver trước báo giới, nhưng những người đứng sau thì biết đây chỉ là đòn trấn an mà thôi, vì ngay lúc đó cả hai bên vẫn còn đang vật lộn với nhau với đống hổ lốn do mình tạo ra. Mọi việc chính thức kết thúc vào tháng 08/2003, khi Capcom tuyên bố hủy bỏ dự án Red Dead Revolver.

Tới lúc này thì có nhiều người đã nghĩ, nếu mọi thứ kết thúc như vật thì sao mà Red Dead Redemption lại có thể ra đời được? Rất may mắn là  Angel Studios không chỉ có một mói làm ăn với Capcom, khi chính Rockstar là người về sau đã tiếp quản Red Dead Revolver để rồi biến nó thành Red Dead Redemption như chúng ta đều biết. Đó còn là một câu chuyện dài phía trước và phần 2 của bài viết này sẽ nói chi tiết hơn về sự ra đời của Red Dead Redemption nhé.

(còn tiếp…)

Theo Mọt Game

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Genshin Impact chịu phạt 20 triệu USD trước những cáo buộc vô lý từ Ủy Ban FTC tại Mỹ

Genshin Impact chịu phạt 20 triệu USD trước những cáo buộc vô lý từ Ủy Ban FTC tại Mỹ

Khoa Nguyen

Trước những cáo buộc vô lý từ Ủy ban FTC về việc Genshin Impact sử dụng hình ảnh trẻ em để dụ dỗ trẻ cùng tuổi vào chơi game gacha, Hoyoverse hoàn toàn phủ nhận những ý kiến này nhưng vẫn buộc phải nộp phạt với mức 20 triệu USD để hai bên cùng thỏa thuận hướng đi mới.

Game Online
Lên đầu trang