Những quyết định sai lầm nhất mà 4 ông lớn làng game thế giới từng mắc phải

Dù là những ông lớn làng game nhưng họ không thể nào tránh được hết những quyết định sai lầm, gây ảnh hưởng lớn đến danh tiếng của họ

1. Sáng kiến Virtual Boy của Nintendo

Ngay từ những năm 1995 thì Nintendo đã muốn thử nghiệm và cố gắng phát triển công nghệ 3D với việc cho ra đời một bộ máy chơi game mang tên Virtual Boy. Vào thời điểm ấy thì công nghệ 3D vẫn còn là một cái gì đó khá mới mẻ nhưng nó lại đem đến sự tò mà và kích thích đến với khá nhiều người chơi game. Dù ý tưởng tốt là thế nhưng Virtual Boy lại gặp rất nhiều vấn đề khiến game thủ không khỏi phàn nàn.


Chiếc máy tồi tệ thứ hai trong lịch sử của Nintendo

Chiếc máy tồi tệ thứ hai trong lịch sử của Nintendo

Thiết kế cồng kềnh và màn hình đơn sắc có lẽ chính là trở ngại đầu tiên của chiếc máy này. Chưa dừng lại đó, một loạt những vấn đề trời ơi đất hỡi đã xảy ra với Virtual Boy, điển hình là tai nghe đi kèm quá nặng khiến người chơi cảm thấy mỏi, thậm chỉ là đau cổ trong quá trình chơi game, thiết bị chơi game này cồng kềnh đến mức nhiều người nói bông đùa rằng Virtual Boy chỉ nên được chơi khi nằm trên mặt đất. Nền đồ họa màu đỏ và đen, hiệu ứng 3D không có quá nhiều tùy chỉnh khiến người chơi cảm thấy nhức đầu sau một thời gian ngắn trải nghiệm, trong khi hiệu ứng thực tế ảo khiến nhiều người cảm thấy buồn nôn.

Chỉ bán được một triệu bản và ngừng sản xuất sau một năm, đây được coi là chiếc máy tồi tệ thứ hai của Ninteno. Người sáng chế ra nó, Gunpei Yokoi rời công ty ngay lập tức sau thất bại thảm hại này.

2. Konami sa thải Hideo Kojima

Hideo Kojima là một cái tên không quá xa lạ đối với những tín đồ đam mê những tựa game Nhật Bản. Hideo Kojima là người đứng sau những thành công của vô vàn những tựa game kinh điển, nổi bật nhất trong đó là Metal Gear, mà chỉ riêng kỷ lục 49 triệu bản được bán ra của tựa game Metal Gear Solid là quá đủ để nói lên vai trò của Hideo Kojima.


Sa thải Kojima là quyết định tồi tệ của Konami

Sa thải Kojima là quyết định tồi tệ của Konami

Nhưng Hideo Kojima đã bị Komami sa thải ngay trong quá trình phát triển Metal Gear Solid 5 và không ai biết được lý do của sự việc này. Konami được cho là đã giữ ông suốt sáu tháng trong một căn phòng bị khóa, rất hạn chế về mặt giao tiếp với những người còn lại trong nhóm. Thậm chí, công ty còn xóa tên ông khỏi các tài liệu tiếp thị. Không rõ vì lý do gì mà mối quan hệ giữa Kojima cùng Konami đổ vỡ, chỉ biết rằng điều này được coi là một trong những quyết định thảm họa nhất làng game, đồng thời dẫn tới sự quay lưng của khán giả với hãng game này.

3. Jamie Kennedy được thuê để host E3 năm 2007

E3 không chỉ là một nơi chỉ đơn thuần triễn làm những tựa game hay máy chơi game mới, đây là một trong những sự kiện hằng năm lớn nhất của ngành công nghiệp game thế giới. Vì lý do này mà nhiều công ty thường sẽ cố mời những người nổi tiếng có tên tuổi để giúp họ có những bài thuyết trình trở nên lôi cuốn hơn, thu hút nhiều game thủ đến gian hàng của mình. Điển hình như vào năm 2015, Electronic Arts đã mời Pele – cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất mọi thời đại quảng bá cho FIFA 2015. Năm 2009, Paul McCartney và Ringo Starr đã lên sân khấu để quảng bá The Beatles: Rock Band hay thậm chí tới cả Donald Trump cũng từng tham gia để giới thiệu về Xbox.


Tấn thảm họa tại E3 năm 2007

Tấn thảm họa tại E3 năm 2007

Nhưng không phải tất cả khách mới đều thành công rực rỡ. Vào năm 2007, Activision mang Scream Jamie Kennedy tới với E3 và đó chính xác là một bài thuyết trình thảm họa. Phần đông khán giả xa lánh gian hàng của Activision, và nhìn nhận Kennedy với con mắt của một kẻ ngoại đạo.

4. Sony chào bán Play Station 3 với giá 599$


Chào bán Play Station 3 với mức giá 599$ có phần hơi chát

Chào bán Play Station 3 với mức giá 599$ có phần hơi chát

Tại kỳ E3 lần đầu tiên trong lịch sử, ngay khi SEGA tạo ra cú sốc khi công bố giá sản phẩm của SEGA Saturn là 399$ ngay trước thềm buổi họp báo của SONY. Không mất quá nhiều thời gian để phản ứng, chủ tịch Sony Computer Entertainment America, Steve Race, người chịu trách nhiệm đưa PlayStation đến Mỹ chỉ mang tới một thông điệp ngắn gọn, 299$. Và đó cũng là mức giá của sản phẩm PlayStation nhập tại Mỹ vào năm ấy.

Nhưng không phải lúc nào Sony cũng làm hài lòng khán giả và người hâm mộ. Thậm chí vào năm 2006, họ quay lại E3 và đưa ra một quyết định tệ hại, khi thiếp lập mức giá lên tới 599$ cho sản phẩm PlayStation 3. Khán giả lắc đầu ngao ngán, và một loạt những động thái tiêu cực tiếp theo diễn ra. Gabe Newell, chủ tịch Valve, gọi PlayStation 3 là "thảm họa", trong khi giám đốc điều hành của Activision Blizzard, Bobby Kotick, đe dọa sẽ bỏ hỗ trợ PlayStation 3 nếu Sony không hạ giá. Cuối cùng giá giảm thật, nhưng nó cũng là một vết nhơ khó xóa mờ trong lịch sử của Sony tại các kỳ E3.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang