Một số tay cầm điều khiển có phần "quái dị" trong lịch sử game cầm tay của nhân loại

Các thiết bị điều khiển joystick cơ bản không hề có mấy thay đổi trong suốt mấy thập kỷ qua. Tất nhiên, các tay cầm điều khiển cũng có sự cải thiện và gia tăng thêm nhiều công năng mới qua từng năm tháng để đáp ứng nhu cầu game của từng thế hệ.

Trong bài viết này, ta sẽ cùng đến với 11 tay cầm điều khiển có ý tưởng hết sức quái dị, cố gắng tạo ra một sự khác như và hầu hết đều thất bại thảm hại:

Coconuts Pachinko Controller

11 tay cầm điều khiển "quái dị" nhất trong lịch sử video game

Sự phổ biến rộng rãi của các hệ thống Pachinko ở Nhật Bản là một trong những nét văn hóa mà người ngoài khó có thể hiểu được. Tay cầm có hình dáng quái dị trên vốn dành cho hệ thống NES, và có thêm một nút cò ở giữa nhằm bắt chước hành động bắn đi viên bi bạc ở các hệ thống Pachinko. Không chắc rằng ta có thể chơi các game NES bình thường với nút cò đó, nhưng có lẽ là thử cũng vô dụng thôi.

Resident Evil Chainsaw

11 tay cầm điều khiển "quái dị" nhất trong lịch sử video game

Các tay điều khiển tạo ra cho một game chỉ định nào đó thường rất quái dị, nhưng cái này thì có lẽ đã đi hơi quá đà. Để quảng bá phát hành “Resident Evil 4” trên hệ thống GameCube, công ty NubyTech đã cho mắt chiếc tay cầm lai tạo cưa máy rất hổ báo ở trên. Nhìn vẻ ngoài, ai cũng thấy ấn tượng và thích thú với tay cầm này, nhưng rất tiếc là công dụng khi điều khiển của nó lại bất tiện bởi cách sắp đặt vị trí các nút chả giống ai.

RailDriver

11 tay cầm điều khiển "quái dị" nhất trong lịch sử video game

Fan của các thể loại game mô phỏng luôn khiến người khác cảm thấy khâm phục và … khó hiểu. Thay vì đắm mình vào những thế giới giả tưởng, nơi ta có thể giết rồng và giải cứu công chúa, họ lại lựa chọn các game mô phỏng lại công việc bình thường trong xã hội, lao động vất vả và chả được trả công. Nhà phát triển P.I. Engineering đã cho ra mắt hẳn thiết bị RailDriver để các game thủ có thể trải nghiệm lái tàu khó như thế nào với tận 34 nút bấm, cần kéo và đủ loại nút mà chả ai hiểu nổi.

Death Crimson

11 tay cầm điều khiển "quái dị" nhất trong lịch sử video game

Có thể nói là thiết bị độc đáo nhất và khổng lồ nhất trong danh sách này. Tay điều khiển mang kích hình dáng khẩu súng với kích cỡ to đại dành cho tựa game “Death Crimson” trên hệ thống Sega Saturn này là một trong những thiết bị điều khiển thảm họa nhất từng được chế tạo, và may mắn nó không phải đồ sản xuất hàng loạt. Được biết nó dài hơn 2m và nặng cỡ 50kg, và bạn sẽ phải “vần” cả hệ thống này để ngắm và tiêu diệt mục tiêu trên màn hình.

R.O.B

11 tay cầm điều khiển "quái dị" nhất trong lịch sử video game

Được đóng gói cùng với hệ thống NES, Robotic Operating Buddy (R.O.B) là một hệ thống điều khiển dị đến mức nó chỉ hoạt động với 2 game. Sau khi gặp cú sụp đổ ở năm 1983, các nhà bán lẻ Bắc Mỹ rất lo lắng cho mặt hàng video game, nên Nintendo đã sử dụng con robot quái lạ này để khiến hệ thống trở nên “đồ chơi hóa” hơn. Ngày nay, ta có thể gặp lại R.O.B dưới tư cách là một nhân vật trong dòng game “Smash Bros”.

Butt Sniffin Pugs Ball

11 tay cầm điều khiển "quái dị" nhất trong lịch sử video game

Hệ thống bóng tìm đường không phải là một sáng kiến mới trong lĩnh vực game, và từ thời những tựa game arcade cổ đã từng sử dụng chúng. Nhưng tựa game độc lập “Butt Sniffin’s Pugs” đã đưa nó lên một tầm cao mới bằng cách ghép thêm cả một chiếc mông chó bông đi kèm. Để chơi game, bạn lăn bóng để dẫn đường cho con chó chạy qua công viện và ấn vào mông giả để nó đánh hơi mọi thứ xung quanh.

Wu-Tang Controller

11 tay cầm điều khiển "quái dị" nhất trong lịch sử video game

“Wu-Tang: Shaolin Style” là một tựa game đối kháng đáng bị lãng quên trên PS1 sử dụng engine Thrill Kill. Nhưng cuộc phiêu lưu của ban nhạc rap trong thế giới ảo còn kéo theo cả một tay cầm điều khiển chuyên dụng vô cùng quái đản. Mặc dù có thiết kế nút bấm tương tự một tay cầm PS1 thông thường, nhưng việc biến đổi hình dáng thành biểu tượng đặc trưng Wu, khiến nó không thể sử dụng được.

U-Force

11 tay cầm điều khiển "quái dị" nhất trong lịch sử video game

Đúng là Nintendo đã cách mạng hóa cơ chế điều khiển cảm ứng chuyển động với thành công của Wii, nhưng họ cũng là người cho ra mắt một trong những thiết bị tệ nhất của lĩnh vực này ở năm 1989 với hệ thống U-Force. Thiết bị điều khiển này sử dụng tia cực tím để phát hiện vị trí tay của người chơi và chuyển nó vào game, hoặc ít nhất nó quảng cáo như thế. Trên thực tế, thiết bị này hoạt động rất kém và chẳng ai muốn quá trinh trải nghiệm game của mình bỗng trở nên khó khăn hơn cả.

Viewmaster Interactive Vision

11 tay cầm điều khiển "quái dị" nhất trong lịch sử video game

Thiết bị console yểu mệnh năm 1988 gắn liền vơi tay cầm này là một trong những thứ ngớ ngẩn nhất từng được gắn mác “video game”. Bản thân tay điều khiển này cũng chẳng có gì hấp dẫn với thiết kế như một chiếc cần câu cá kết hợp joystick của Atari 2600, cộng thêm 5 nút màu sắc để đưa ra những loại chọn thay đổi audio khi xem video.

Laser Scope

11 tay cầm điều khiển "quái dị" nhất trong lịch sử video game

Hệ thống NES có vô số những thiết bị điều khiển ngớ ngẩn đi kèm, nhưng khó cái nào vượt qua được Laser Scope được phát triển bởi Konami. Về cơ bản, nó là phiên bản đeo đầu của thiết bị súng Zapper, và thay vì bóp cò thì bạn phải hét lên mỗi khi muốn bắn một cái gì đó. Hơn nữa, thiết bị này nhạy quá mức, và trong bạn như một kẻ dở hơi khi đội nó.

Atari Mindlink

11 tay cầm điều khiển "quái dị" nhất trong lịch sử video game

Thêm một thiết bị đeo đầu khó đỡ khác của ngành công nghiệp game xa xưa. Atari luôn muốn thể hiện mình là một trong những người đi đầu về công nghệ, ngay cả khi các hệ thống console của ngày một trở nên nực cười hơn. Mindlink được quảng cáo là một thiết bị cho phép bạn điều khiển game chỉ bằng năng lực trí não, nhưng thực tế thì nó chỉ khiến bạn thấy nặng đầu hơn. Có 3 game được lên lịch phát hành tương thích cho thiết bị này, nhưng không cái nào thấy được ánh mặt trời.

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang