Lịch sử của những chú hề quái đản trên màn ảnh

Trên màn ảnh, nỗi sợ về những chú hề kinh dị đã nhen nhóm từ đầu thế kỉ 20 và được thổi bùng lên trong khoảng thời gian gần đây.

Trong hàng trăm năm, chúng ta sống trong thế giới mà những chú hề được sinh ra với mục đích mua vui cho khán giả. Với áo quần sặc sỡ và trang điểm lòe loẹt, nhân vật hề đã trở nên quá quen thuộc trong văn hóa Tây phương. Các ngôi sao nhạc pop thì hát Everybody Loves a Clown và Send in the Clowns. Các bậc phụ huynh thì thuê những người đóng hề về làm trò ảo thuật cho bữa tiệc sinh nhật của trẻ nhỏ. Gã hề Ronald McDonald thì bán hamburger. Emmett Kelly và Red Skelton dường như đã quá quen mặt trên truyền hình. Văn hóa đại chúng cho phép nhân vật hề điềm nhiên bước vào thế giới của những người dân bình thường, để đem lại tiếng cười và đôi khi cả những nỗi sợ hãi khủng khiếp nhất cho họ.

Lịch sử của những chú hề quái đản trên màn ảnh - Ảnh 1.

Một vài người sẽ nói: "Ôi đối với tôi những thằng hề trông cứ ghê ghê thế nào ấy". Họ không quá quắt, khi chứng bệnh Coulrophobia – nỗi ám ảnh với gương mặt hề đang dần trở nên phổ biến trong cộng đồng với con số 12% dân số Mỹ mắc phải. Tỉ lệ này rất có thể sẽ còn tăng lên khi mới đây, những vụ tấn công, dọa dẫm liên quan đến những kẻ quá khích hóa trang thành ma hề, hề giết người… ngày càng trở nên đáng báo động. Năm 2016 đánh dấu đỉnh điểm của nỗi sợ hãi về những chú hề, khắp mọi nơi người ta truyền tai nhau những câu chuyện kinh dị.

Lịch sử của những chú hề quái đản trên màn ảnh - Ảnh 2.

Làm sao từ một nhân vật với nhiệm vụ đem lại tiếng cười cho tất cả lại có số phận như vậy? Truyền thông, mà cụ thể là điện ảnh đóng một vai trò quan trọng. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của những nhân vật hề đáng sợ thời gian gần đây là cảm hứng vô tận cho trang phục hóa trang, cũng đồng thời thổi bùng lên nỗi sợ khuôn mặt trắng những phấn và chiếc mũi đỏ. Dưới đây là lược sử của nhân vật hề kinh dị trên màn ảnh.

He Who Gets Slapped (1924)

Lịch sử của những chú hề quái đản trên màn ảnh - Ảnh 3.

Từ nửa đầu thế kỉ 20, điện ảnh đã khai thác thế giới kì quặc trong các gánh xiếc và lễ hội hóa trang. Tuy nhiên, các nhà làm phim và cả khán giả thời ấy thường cho rằng những người lùn, người có thân hình dị dạng (bị gọi chung với cái tên ghẻ lạnh là "freaks" hay "lũ dị hợm" ) và những bà đồng cốt lại là những nhân vật đáng sợ hơn là lũ hề. Trừ một ngoại lệ trong đó Lon Chaney vào vai nhân vật chính. Một tác phẩm vừa kinh dị vừa đắng cay, trong đó gã hề của Lon Chaney cố gắng giải cứu người phụ nữ trẻ mà gã yêu thương người từng phản bội gã. Tác phẩm là lá cờ đầu của hình tượng hề kinh dị và là cơn ác mộng đối với tất cả những nạn nhân của hội chứng Coulrophobia.

Terror on Tour (1980)

Lịch sử của những chú hề quái đản trên màn ảnh - Ảnh 4.

Nội dung của phim tập trung vào ban nhạc rock mang tên The Clowns rơi vào rắc rối khi đột nhiên nhiều cô gái mại dâm bị giết chết từng người một bởi sát nhân trông giống các thành viên của ban nhạc. Mặc dù không phải là "sát thủ hề" theo đúng nghĩa truyền thống, tuy nhiên Terror on Tour chính xác là một trong những tác phẩm đầu tiên vẽ nên hình ảnh nụ cười gần với con dao đầy máu mà sau này đã trở nên quen thuộc trên màn ảnh.

Poltergeist (1982)

Lịch sử của những chú hề quái đản trên màn ảnh - Ảnh 5.

Hãy hỏi một người lớn tuổi về khoảnh khắc nào trên màn ảnh đã chính thức tàn phá tuổi thơ của họ về hình ảnh chú hề, nhiều người sẽ không ngần ngại chỉ ngay vào cảnh phim kinh điển trong Poltergeist, khi cậu bé Robin bị những chú hề tấn công. Hiệp hội các nhà phê bình phim Chicago từng bầu chọn Poltergeist vào danh sách "Bộ phim đáng sợ nhất từng thực hiện trong thế kỷ 20". Phim cũng nằm top 100 bộ phim "sởn da gà" nhất của Mỹ.

Funland (1987) / Blood Harvest (1987) / Out of the Dark (1989)

Lịch sử của những chú hề quái đản trên màn ảnh - Ảnh 6.

Đây là thời điểm mà ý tưởng về những chú hề giết người được hoàn thiện. Nửa cuối thập niên 80 thế kỉ trước, bộ ba tác phẩm này đã hoàn toàn xây dựng được hình ảnh những "killer clowns" như chúng ta thấy nhan nhản ngày nay. Được thúc đẩy bởi sự sụp đổ từ niềm tin chính trị cuối thời Reagan, người Mỹ muốn truyền tải sự đe dọa đằng sau lớp hóa trang dày cộm và nụ cười thường trực của những chú hề mà câu chuyện bề nổi luôn hàm ý một nhân vật đáng sợ.

Killer Klowns from Outer Space (1988) / Clownhouse (1989) / Carnival Of Souls (1998)

Lịch sử của những chú hề quái đản trên màn ảnh - Ảnh 7.

Đợt phim này đại diện cho sự phát triển tiếp theo của trào lưu ghét hề - khi quan niệm ghê sợ hề đang dần phổ biến. Nỗi sợ vốn mơ hồ nay đã trở nên ăn sâu bám rễ tới mức các nhà làm phim đối xử với những quái vật khuôn mặt méo mó trong Killer Klowns from Outer Space (1988) cứ như chúng có thể gây ra tận thế vậy. 

Trong khi đó, Clownhouse học tập phong cách hề sát thủ của Halloween nhưng lại thêm yếu tố bí hiểm và bất ngờ. Carnival of Souls thì lấy cảm hứng từ một bộ phim cùng tên năm 1962 nói về tên hề biến thái rình rập một phụ nữ trẻ. Cho tới năm 1998, "lễ hội" thì có nghĩa là "hề", mà "hề" thì suy ngay ra là "giết người".

 Joker trong loạt phim về Batman

Lịch sử của những chú hề quái đản trên màn ảnh - Ảnh 8.

Đây là ví dụ gần nhất cho những con quỷ với nụ cười thường trực. Hình ảnh Joker gắn với hình tượng một gã hề đã trở nên quá quen thuộc trong văn hóa đại chúng trên thế giới. Với khuôn mặt trắng bệch và nụ cười nham nhở rạch tới tận mang tai, Joker là cơn ác mộng kinh hoàng với tất cả những người sợ hề, là sự kết hợp ám ảnh giữa sự đùa cợt và một trí tuệ biến thái độc ác.

Lịch sử của những chú hề quái đản trên màn ảnh - Ảnh 9.

House of 1000 Corpses (2003) / The Devil’s Rejects (2005) / 31 (2016)

Lịch sử của những chú hề quái đản trên màn ảnh - Ảnh 10.

Rob Zombie nổi đình nổi đám qua 2 tác phẩm đầu tay House of 1000 Corpses (2003) và 2 năm sau là The Devil’s Rejects. Cả hai đều có chứa những cảnh kinh dị "nặng đô" có thể khiến người xem chóng mặt buồn nôn. Tất nhiên trong đó đều không thể thiếu hình ảnh những chú hề. Thật không gì kinh khủng bằng đã zombie lại còn hề kinh dị xuất hiện chung trong một bộ phim. Năm 2016, Rob cho ra mắt tác phẩm mới nhất của mình với cái tên 31 và nội dung tương tự.

Fear of Clowns (2004) / Drive-Thru (2007) / 100 Tears (2007) / The Last Circus (2010) / Stitches (2012) / All Hallows’ Eve (2013)

Lịch sử của những chú hề quái đản trên màn ảnh - Ảnh 11.

6 tác phẩm được ra mắt trong những năm gần đây đại diện cho sự quá tải của hình ảnh hề sát thủ trên màn ảnh. Vô danh, máu lạnh, thậm chí máu lạnh một cách bản năng và ngu ngốc, biểu tượng của chuỗi thức ăn nhanh ngày nào đã trở thành chủ đề quen thuộc của các phim kinh dị đầu thế kỉ 21, thậm chí còn được phát triển thành phiên bản truyền hình dài tập.

Clown (2014) / ClownTown (2016)

Lịch sử của những chú hề quái đản trên màn ảnh - Ảnh 12.

Cả hai tác phẩm đều là những cái tên khá mới, và cùng đi theo một hướng khai thác mới mẻ khi nhân vật chính không phải là những gã hề ngay từ đầu. Tập trung phân tích sự giằng xé và quá trình biến đổi từ người thành quỷ, đây có lẽ sẽ là một hướng đi mới trong bối cảnh đã có quá nhiều phim về hề được ra mắt và sẽ còn nhiều nữa trong thời gian tới.

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Nguyễn Võ Bảo Phương

Netflix - nền tảng phát trực tuyến hàng đầu thế giới, đang từng bước thử nghiệm đưa các bộ phim của mình lên màn ảnh rộng, mở ra cơ hội mới cho các tựa phim độc quyền. Gần đây, thỏa thuận hợp tác giữa Netflix và IMAX đã được công bố là bước đầu trong chiến lược này. Cùng xem nhé!

Phim Ảnh
Lên đầu trang