Chất làm ngọt nhân tạo không chứa calo nhưng vẫn gây tăng cân

Bạn nên cắt giảm mọi thứ ngọt ngào khỏi chế độ ăn, bao gồm cả đường tự nhiên lẫn chất ngọt nhân tạo.

Chất làm ngọt nhân tạo không chứa calo, nên thường được sử dụng thay thế đường với mục đích giảm cân. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra điều ngược lại.

Theo đó, người nào thường xuyên uống một hoặc nhiều đồ uống chứa chất làm ngọt nhân tạo mỗi ngày có nguy cơ tăng cân, béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch gia tăng.

Tôi nghĩ rằng có một giả thuyết khá tự phụ, cho rằng khi [chất ngọt nhân tạo] không chứa calo thì không có hại”, phó giáo sư Meghan Azad đến từ Đại học Manitoba, Canada cho biết. “Nghiên cứu này khiến tôi nhận thấy rõ rằng không chỉ có calo mới làm nên vấn đề”.

 


Chất làm ngọt nhân tạo không chứa calo nhưng vẫn gây tăng cân

Chất làm ngọt nhân tạo không chứa calo nhưng vẫn gây tăng cân

Trong một báo cáo đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, các nhà nghiên cứu đã phân tích tổng cộng 37 nghiên cứu về chất làm ngọt nhân tạo, và nhận ra chúng không thực sự giúp người sử dụng giảm cân.

Tổng cộng hơn 400.000 người đã tham gia vào các chương trình theo dõi của nghiên cứu trong khoảng 10 năm. Bảy nghiên cứu đã được thử nghiệm dưới hình thức đối chứng ngẫu nhiên, một tiêu chuẩn vàng trong nghiên cứu khoa học.

Một thực tế, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra chất ngọt nhân tạo không phải một sự thay thế tuyệt vời dành cho đường. Ở phía ngược lại, những bằng chứng hỗ trợ việc sử dụng chất ngọt nhân tạo vì lợi ích sức khỏe có giá trị không cao.

Tôi nghĩ rằng chúng ta đang đứng ở nơi để có thể nói rằng chúng chẳng giúp ích gì”, giáo sư Susan Swithers đến từ Đại học Purdue cho biết.

CÁC CHẤT LÀM NGỌT NHÂN TẠO PHỔ BIẾN

Aspartame (có trong nhãn hiệu Equal và NutraSweet)

Sucralose (có trong nhãn hiệu Splenda)

Saccharin (Sweet ‘N Low, Sweet Twin, NectaSweet)

Stevia (Truvia, Pure Via, Sun Crystals)

Acesulfame K (Sunett và Sweet One)

Neotame

La Hán quả (Nectresse)

Cyclamates (chất ngọt nhân tạo này bị cấm lưu hành vì có liên quan đến ung thư bàng quang)

Các nghiên cứu quan sát cho thấy chất làm ngọt nhân tạo liên quan đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm nguy cơ tăng cân, béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. Thế nhưng, chưa có nghiên cứu trực tiếp kết luận vấn đề này.

Các yếu tố khác có thể gây nhiễu khiến chúng ta hiểu lầm vai trò của chúng. Chẳng hạn như người ăn nhiều chất ngọt nhân tạo cũng có thể ăn nhiều thực phẩm chế biến hơn. Và thức thực phẩm chế biến mới làm gia tăng nguy cơ béo phì hoặc bệnh tim mạch.

Thực hiện thêm nhiều nghiên cứu nữa chắc chắn là điều cần thiết”, Azad nói. “Bạn sẽ cần có một nghiên cứu dài hạn”.

Mối liên kết giữa chất ngọt nhân tạo với nguy cơ sức khỏe được chỉ ra cũng khiến các nhà khoa học đặt ra một vài giả thuyết. Một số người cho rằng chất làm ngọt nhân tạo ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong hệ thống tiêu hóa, qua đó tác động đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng.

Thường xuyên ăn hoặc uống các chất ngọt thay thế đường cũng vẫn khiến chúng ta thèm đồ ngọt hơn. Mọi người cũng có thể tự phụ rằng bởi vì mình không tiêu thụ calo, họ có quyền ăn bao nhiêu chất ngọt nhân tạo tùy thích.

Một số nhà nghiên cứu thì tin rằng chất làm ngọt nhân tạo gây trở ngại đến cơ chế chuyển hóa đường của cơ thể. Nói tóm lại, calo dường như không phải vấn đề duy nhất khi nói đến đường và chất ngọt nhân tạo. Cho đến nay, khoa học chưa đưa ra câu trả lời dứt khoát.

 


Đứng giữa những nghiên cứu gây tranh cãi, chúng ta có thể tạm nói điều gì về chất ngọt nhân tạo?

Đứng giữa những nghiên cứu gây tranh cãi, chúng ta có thể tạm nói điều gì về chất ngọt nhân tạo?

Đứng ở phía bảo vệ chất làm ngọt nhân tạo, Calorie Control Council, một hiệp hội đại diện cho ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống calo thấp, đã phản biện thiết kế nghiên cứu. Họ nói rằng “các nghiên cứu thực nghiệm chưa khẳng định những phát hiện này”.

Robert Rankin, Chủ tịch Calorie Control Council cho biết: Các chất làm ngọt nhân tạo, chứa ít hoặc không chứa calo, vẫn đang là một công cụ quan trọng cho những người muốn giảm cân. Không những vậy, nó còn tham gia hỗ trợ các mục tiêu sức khỏe, liên quan đến các bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp.

Đứng giữa những tranh cãi này, chúng ta có thể tạm nói điều gì về chất làm ngọt nhân tạo? Theo giáo sư Swithers, một ý tưởng tốt lúc này là cắt giảm mọi thứ ngọt ngào khỏi chế độ ăn, bao gồm cả đường tự nhiên lẫn chất làm ngọt nhân tạo.

"Mọi người cần phải cắt giảm chất ngọt trên tổng thể, cho dù chúng có chứa calo hay không. Nếu tiêu thụ một cách hợp lý sẽ không có vấn đề gì", cô nói.

Tham khảo Time

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang