7 Viên Ngọc Rồng: Tranh cãi xoay quanh việc thành lập Ngày Quốc tế Dragon Ball

Sự ra đi của tác giả Akira Toriyama khiến các nhà sáng tạo, người hâm mộ trên toàn thế giới bày tỏ lòng tri ân sâu sắc, cùng những tranh cãi xoay quanh việc thành lập Ngày Quốc tế Dragon Ball.

Sau sự ra đi của tác giả huyền thoại Akira Toriyama, cha đẻ của bộ truyện tranh Dragon Ball vào ngày 1 tháng 3 năm 2024 vừa qua đã khiến cộng đồng anime và manga quốc tế dậy sóng tranh luận về việc chọn ngày 8 tháng 3 là Ngày Quốc tế Dragon Ball. Sự kiện bác Toriyama qua đời là một mất mát to lớn cho người hâm mộ toàn cầu, bởi ông vẫn miệt mài sáng tác cho đến tận những ngày cuối đời, đóng góp cho các dự án sắp ra mắt như Dragon Ball Daima và bản chuyển thể của Sand Land.

Một người hâm mộ đã đề xuất lấy ngày 8 tháng 3, trùng với ngày công bố tin buồn, để tưởng nhớ đến bác Toriyama. Mặc dù ý tưởng này xuất phát từ tình cảm chân thành nhằm tôn vinh những cống hiến của tác giả, nhưng đơn kiến nghị trên Change.org lại gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng người hâm mộ.

7 Viên Ngọc Rồng: Tranh cãi xoay quanh việc thành lập Ngày Quốc tế Dragon Ball

 

Tiếp nối những tranh cãi, nhiều ý kiến phê bình đã xuất hiện xung quanh việc đề xuất ngày 8 tháng 3 là Ngày Quốc tế Dragon Ball. Thứ nhất, một số người cho rằng thời điểm ra mắt bản kiến nghị, chỉ vài ngày sau sự ra đi của ông Toriyama, có vẻ thiếu tinh tế và lợi dụng sự mất mát to lớn này để làm truyền thông.

Thứ hai, một số khác đặt câu hỏi về tính cần thiết của một ngày lễ riêng cho Dragon Ball. Họ cho rằng tầm ảnh hưởng của bác Toriyama lên nền công nghiệp anime và manga xứng đáng được ghi nhận liên tục, thay vì chỉ gói gọn trong một sự kiện thường niên.

Cuối cùng, việc một người hâm mộ tự quyết định chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Dragon Ball cũng gây ra nhiều nghi ngờ. Quyết định này có thể không hoàn toàn phản ánh nguyện vọng của toàn bộ cộng đồng hâm mộ Dragon Ball.

Một số người hâm mộ khác cho rằng việc thiết lập một ngày lễ trọng đại như vậy cần có hướng tiếp cận một cách toàn diện và đại chúng hơn, lắng nghe ý kiến từ nhiều nhóm người hâm mộ, các nhà sáng tạo cũng các bên liên quan khác trong ngành.

7 Viên Ngọc Rồng: Tranh cãi xoay quanh việc thành lập Ngày Quốc tế Dragon Ball 2

Mặc dù công nhận thiện chí đằng sau sự đề xuất này, nhiều thành viên trong cộng đồng anime và manga vẫn tỏ ra nghi ngờ về cách thức thực hiện của bản kiến nghị.

Trong khi những cuộc thảo luận về những di sản lâu đời của bác Toriyama và cách thức tưởng nhớ những đóng góp của bác vẫn đang diễn ra sôi nổi, đề xuất về Ngày Quốc tế Dragon Ball cũng khiến chúng ta suy ngẫm về sự phức tạp trong việc tôn vinh tượng đài bất diệt được yêu mến như tác giả Akira Toriyama trong một cộng đồng người hâm mộ đa dạng và nhiệt huyết.

Bầu Không Khí Tranh Luận Xung Quanh Ngày Quốc tế Dragon Ball

Sự ra đi đột ngột của tác giả Akira Toriyama đã gây chấn động toàn cầu, nhận được vô số lời tri ân từ những nhà sáng tạo nổi tiếng như Tite Kubo (tác giả Bleach) và Eiichiro Oda (tác giả One Piece). Ngay cả Justin Chatwin, diễn viên thủ vai Goku trong bộ phim Dragon Ball Evolution, cũng bày tỏ sự tiếc nuối vì đã không thể tôn vinh trọn vẹn nguyên tác. Toonami, nền tảng đưa Dragon Ball Z đến với khán giả Bắc Mỹ, đã tổ chức marathon Dragon Ball Z Kai để bày tỏ sự kính trọng.

7 Viên Ngọc Rồng: Tranh cãi xoay quanh việc thành lập Ngày Quốc tế Dragon Ball 3

Làn sóng tôn vinh và ngưỡng mộ dành cho những sáng tạo của bác Toriyama nhấn mạnh ý nghĩa tiềm năng của Ngày Quốc tế Dragon Ball. Bản kiến nghị của Daniel Martinez thu về gần 180.000 chữ ký chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần, phản ánh tầm ảnh hưởng sâu sắc của tác phẩm Dragon Ball đối với người hâm mộ toàn cầu. Tuy nhiên, một sơ suất đáng tiếc đã biến đề xuất này thành một vấn đề gây tranh cãi.

Ngày Quốc tế Dragon Ball: Lựa chọn Gây Tranh Cãi

Ngày 8 tháng 3, ngày được đề xuất làm Ngày Quốc tế Dragon Ball, lại trùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ. Điều này gây ra nhiều chỉ trích vì có thể lấn át tầm quan trọng của một sự kiện lớn trong phong trào bình đẳng giới.

Bên cạnh đó, một số người cho rằng ngày 8 tháng 3 là lựa chọn không phù hợp do ngày mất của tác giả Toriyama là 1 tháng 3.

Một lựa chọn thay thế được nhiều fan Dragon Ball ủng hộ là ngày 18 tháng 3, hay còn gọi là Ngày Saiyan. Ngày này có ý nghĩa đặc biệt với người hâm mộ vì cách đọc phiên âm hán tự của các con số (18 - Sa-i-ya) trong tiếng Nhật trùng với tên gọi của tộc người Saiyan.

7 Viên Ngọc Rồng: Tranh cãi xoay quanh việc thành lập Ngày Quốc tế Dragon Ball 4

Chọn ngày 18 tháng 3 gần với ngày mất của Toriyama và chính thức hóa nó thành Ngày Quốc tế Dragon Ball có thể là một cách tiếp cận toàn diện hơn. Việc tập trung lễ kỷ niệm vào một ngày duy nhất có thể giúp tránh làm loãng đi ý nghĩa của việc tôn vinh di sản của tác giả.

Mặc dù những đóng góp của Toriyama xứng đáng được ghi nhận, nhưng tranh cãi xung quanh ngày lễ đề xuất đã làm giảm bớt sự hứng khởi đối với bản kiến nghị này.

Trong khi các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra, việc tìm ra một sự thỏa hiệp phù hợp được số đông đồng thuận, tôn trọng, cũng như cách tôn vinh phù hợp cho những di sản của  bác Toriyama mà không làm ảnh hưởng đến những ngày lễ kỷ niệm hiện có vẫn là điều quan trọng hàng đầu.

Xem thêm: Drgaon Ball Super Chap 103 chính thức kết thúc Arc Super Hero, tương lai chương 104 mờ mịt

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang