Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của esport

Có khởi điểm giống như nhiều môn thể thao khác, nhưng esport - thể thao điện tử lại trở nên mong manh hơn khá nhiều so với thể thao truyền thống.

Thể thao điện tử bắt đầu cũng giống như nhiều môn thể thao cạnh tranh khác: ít được các nhà tài trợ chú ý, lượng người hâm mộ ít, các giải đấu và nhượng quyền thương mại không có tổ chức. Tuy nhiên, trong những năm qua, thể thao điện tử đã phát triển để trở thành môn thể thao tỉ đô. Và điều này không xảy ra một cách tình cờ.

esports

Cộng đồng esport đã có những nỗ lực to lớn trong việc phát triển ngành. Họ ủng hộ esport vì đây là một trong những giải đấu thú vị nhất trên thế giới với rất nhiều yếu tố trong một trận đấu, cùng với đó là các đội tuyển thú vị và các trò chơi hấp dẫn mọi lứa tuổi.

Hầu hết người hâm mộ đều từng gặp qua câu hỏi "tại sao esport lại có tính cạnh tranh cao và dễ tiếp cận?" Tại sao xem ai đó chơi game lại thú vị hơn trong khi bạn có thể tự mình trải nghiệm những cảm giác đó? câu trả lời đơn giản chỉ là esports thực sự là thể thao, giống như bóng đá, bóng rổ, quần vợt hay các môn khác. Người hâm mộ xem những trận đấu đỉnh cao nhất và chuyên nghiệp nhất, các kĩ năng mà có khi cả đời người xem chưa làm được đang xuất hiện trên màn hình.

Đây thực sự là một khung cảnh thu hút với hơn 300 triệu người hâm mộ. Tương tự như các môn thể thao truyền thống, esports cũng có các giải đấu, thương hiệu và những cuộc thi. Người hâm mộ có thể xem FIFA nếu họ yêu thích bóng đá, hoặc họ có thể xem Fortnite nếu họ thích sự sinh tồn. Cũng giống như truyền thống, người ta yêu thích việc xem các đội tuyển hàng đầu và những người chơi giỏi nhất trong bộ môn đó cạnh tranh với nhau để tìm ra người giỏi nhất. Nhưng, esport lại có sự phát triển nhanh chóng và có nhiều hệ luỵ đi kèm. Game thủ không cần phải tay to thực sự, nhưng cái thực sự mà những tuyển thủ chuyên nghiệp trong lĩnh vực này cần là tài năng thiên bẩm. Thực tế, các tuyển thủ esports có tuổi nghề rất ngắn, ngắn hơn nhiều so với thể thao truyền thống. 

esports

Nói đi cũng phải nói lại, có khá nhiều những lí do khiến cho esport phát triển một cách mạnh mẽ tới như vậy. Tổng hợp, nó có những nguyên do chủ yếu sau:

1. Sự đa dạng về độ tuổi

Một trong những sự hấp dẫn nhất của esports là sự đa dạng về độ tuổi của nó. Thanh thiếu niên cũng có thể tập luyện game và thi đấu. Nhà vô địch giải đấu Fortnite World Cup 2019 - Kyle Giersdorf lên ngôi vô địch khi chỉ 16 tuổi, và cậu ấy mang về 3 triệu đô la tiền thưởng cho mình.

Trên các nền tảng phát sóng lớn như Twitch, tuyển thủ và người hâm mộ đến từ rất nhiều quốc gia trên thế giới và tập trung lại với nhau để cùng chứng kiến những khoảnh khắc tuyệt vời trong esports.

2. Sự đa dạng về thể loại

Người ta yêu esport vì nó cung cấp sự giải trí đa dạng. Nếu esport là một môn thể thao nhàm chán, nó sẽ sụp đổ một cách nhanh chóng. Giờ đây, không phải tựa game nào cũng mang tính giải trí, nhưng nó lại có nhiều lựa chọn phù hợp với mỗi người.

Những người thích thể thao truyền thống có thể tìm đến các tựa game như FIFA, NBK hay WWE. Những người không thích thể loại này cũng có thể tìm ra những cái tên khác trong danh sách phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ.

esports

3. Game di động lên ngôi

Trái với suy nghĩ của nhiều người, số lượng người chơi game trên thiết bị di động lớn hơn trên PC. Khoảng 60% game thủ thế giới chơi game thông qua điện thoại thông minh của họ. Do đó, đã có rất nhiều sự quan tâm từ các nhà xuất bản và nhà đầu tư. Các công ty như Apple, Konami và Tencent chi hàng trăm triệu đô la mỗi năm để tạo ra các trò chơi di động.

Các khoản đầu tư không phải là vô ích. Chơi game trên thiết bị di động là một thị trường ngách đang phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực thể thao điện tử. Các trò chơi như PUBG, Fortnite và Call of Duty: Mobile có các giải đấu với giải thưởng hàng triệu đô la cho người chiến thắng.

esports

4. Cơ hội kiếm tiền tuyệt vời

Ước tính, có gần 10 triệu người phát trực tuyến trên Twitch mỗi tháng, và đó chỉ tính riêng nền tảng này. Hầu hết trong số họ không có người theo dõi và không kiếm được tiền. Tuy nhiên, một phần nhỏ những người phát trực tuyến kiếm được hàng chục nghìn đô la Mỹ mỗi tháng bằng cách chơi game.

Xem thêm: Một giải đấu Dota 2 hoàn toàn mới với giải thưởng hàng triệu đô la Mỹ chuẩn bị được ra mắt
Xem thêm: Nhiều game thủ Palworld "sút" người chơi khác ra khỏi nhóm vì "huỷ hoại trải nghiệm chơi game"

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Lên đầu trang