StarCraft Hàn Quốc tuột dốc không phanh. Vì sao?

Nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng chủ yếu vẫn đến từ sự lên ngôi của Liên Minh Huyền Thoại tại Hàn Quốc.

Mới đây, KeSPA (Hiệp hội thể thao điện tử Hàn Quốc) đã thông báo về việc chính thức chấm dứt hoạt động của chuỗi giải đấu ProLeague, vốn được xem là một trong những giải đấu StarCraft danh giá nhất tại Hàn Quốc.

Giải đấu ProLeague bắt đầu được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003, dành cho StarCraft I. Sau khi StarCraft II được Blizzard phát hành, ProLeague tiếp tục được tổ chức dành cho tựa game này, nhưng đến nay thì đã chính thức kết thúc. Sau 13 năm được tổ chức, ProLeague có thể được xem là một trong những giải đấu game có tuổi đời lâu nhất trên thế giới của nền thể thao điện tử.

Vì sao StarCraft Hàn Quốc từng thống trị thế giới giờ tụt dốc không phanh?

Sự ra đi của các huyền thoại

Sau khi StarCraft II chính thức thay thế StarCraft: Brood War tại Hàn Quốc, với việc tất cả các giải đấu StarCraft: Brood War đều bị không còn hoạt động, tất nhiên, các game thủ chuyên nghiệp cũng đều phải luyện tập và thích nghi với StarCraft II để thi đấu.

Điều đáng nói rằng rất nhiều game thủ chuyên nghiệp từng thi đấu thành công với StarCraft: Brood War, lại không mấy thành công với StarCraft II. Ngay trong mùa giải đầu tiên, đa số những game thủ chuyên nghiệp chuyển lên từ StarCraft: Brood War đều thi đấu không thành công.


Hàng loạt huyền thoại StarCraft: Brood War đồng loạt giải nghệ

Hàng loạt huyền thoại StarCraft: Brood War đồng loạt giải nghệ

Một vài mùa giải tiếp theo, hàng loạt game thủ được coi là huyền thoại StarCraft: Brood War đều đồng loạt giải nghệ, và tiếp theo đó là một số đội game chuyên nghiệp khác, như Woongjin Star hay STX.

Đặc biệt hơn, điều này phần nào làm giảmt thiểu sự quan tâm của công chúng tôi đối với StarCraft II tại Hàn Quốc, khi các fan không còn được thấy thần tượng của mình thi đấu nữa. Đáng lo hơn, các nhà tài trợ, vốn là những người chi tiền để tổ chức các giải đấu StarCraft đã không còn thực sự quan tâm đến tựa game này nữa.

Sự cạnh tranh của Liên Minh Huyền Thoại và Overwatch

Nếu như trước đây, khi ra quán Net tại Hàn Quốc, người ta thường thấy các nam thanh niên chơi StarCraft, Sudden Attack hay các game online khác của nước này thì hiện nay, khi ra quán Net chúng ta lại chỉ thấy họ chơi Liên Minh Huyền Thoại và nay là Overwatch.

Sự phát triển của Liên Minh Huyền Thoại có thể xem là nguyên nhân chính khiến cho StarCraft không còn được yêu thích tại Hàn Quốc nữa, đồng thời báo hiệu cái chết của tựa game này ở quốc gia mà nó vốn từng được coi như là một môn thể thao đích thực.


Ra quán Net tại Hàn Quốc bây giờ, người ta chỉ bắt gặp người chơi Liên Minh Huyền Thoại mà thôi

Ra quán Net tại Hàn Quốc bây giờ, người ta chỉ bắt gặp người chơi Liên Minh Huyền Thoại mà thôi

Cùng thời điểm mà StarCraft II ra mắt, Liên Minh Huyền Thoại mới chỉ ngấp nghé nhưng chỉ sau vài năm, nội dung gameplay cực thuyết phục của tựa game MOBA này đã khiến cho cộng đồng game thủ quay mặt lại với StarCraft.

Rõ ràng, StarCraft là tựa game đòi hỏi kĩ năng cá nhân quá cao, trong khi Liên Minh Huyền Thoại lại dễ chơi hơn hẳn, và đặc biệt rằng người chơi được thi đấu đồng đội với nhau, chứ không phải là chơi đơn như trong StarCraft.

Một trong những nguyên nhân khiến StarCraft II hay StarCraft: Brood War mất đi tính hấp dẫn chính là việc nó chỉ có thể chơi đơn (solo) với nhau mà thôi. Các chế độ 2vs2, 3vs3 hay 4vs4 dù được áp dụng nhưng sự khác biệt giữa các chủng tộc Zerg - Terran - Protoss khiến cho các chế độ đấu đồng đội bị mất cân bằng hoàn toàn.

StarCraf II được đón nhận tại Hàn Quốc, không phải vì chính bản thân trò chơi này thực sự thu hút, mà là nhờ cái bóng của người đàn anh StarCraft: Brood War mà thôi. Thậm chí, nếu như Liên Minh Huyền Thoại hay Overwatch ra mắt cùng thời điểm với StarCraft: Brood War, thì liệu rằng StarCraft: Brood War có được yêu thích như vậy, hay người ta lại sẽ đón nhận Liên Minh Huyền Thoại hay bỏ qua tựa game chiến thuật này.

Nguồn: thanhnien.vn

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Nguyễn Võ Bảo Phương

Netflix - nền tảng phát trực tuyến hàng đầu thế giới, đang từng bước thử nghiệm đưa các bộ phim của mình lên màn ảnh rộng, mở ra cơ hội mới cho các tựa phim độc quyền. Gần đây, thỏa thuận hợp tác giữa Netflix và IMAX đã được công bố là bước đầu trong chiến lược này. Cùng xem nhé!

Phim Ảnh
Lên đầu trang