DOTA 2: Những thông tin thú vị có thể bạn chưa biết tại DAC 2017

DAC đã chính thức khép lại với chiến thắng chung cuộc thuộc về Invictus Gaming sau khi đại diện Trung Quốc hạ gục OG 3-0 một cách đầy thuyết phục.

 ig dac

IG thể hiện một phong độ hủy diệt.

Giải đấu kéo dài trong vòng 1 tuần, và chúng ta đã được chứng kiến một meta thay đổi từng ngày - với một số gương mặt nhanh chóng trở thành ngôi sao của giải đấu. Tuy chắc chắn sắp tới Ếch Băng sẽ đưa ra các chỉnh sửa nhỏ, nhưng meta của DAC chắc chắn đã cho các team ít nhiều thông tin về những chiến thuật đáng sợ trong phiên bản này.

Thời đại của Roamer

Có thể nói, meta đã thay đổi ít nhiều trong giải đấu này. Bản 7.03 và 7.04 lần lượt gây ảnh hưởng đến độ phổ biến của nhiều heroes, và thậm chí một số "hot boy" đã hoàn toàn mất tích. Điển hình nhất là Slardar - sau khoảng thời gian dài tung hoành ở vị trí support, gã người cá này đã bị Monkey King cùng những đợt nerf liên tiếp kick khỏi meta. Là hero phổ biến thứ 3 tại vòng khu vực loại Kiev Major,nhưng Slardar chỉ đứng thứ 12 ở DAC.

monkey king

Monkey King có 1 màn ra mắt hết sức ấn tượng

Kẻ thay thế của hắn, Mỹ Hầu Vương Monkey King, trở thành hero được pick nhiều thứ 2 tại giải đấu này. Cũng đóng vai trò roamer và ở combat, nhưng Ngộ Không có khả năng combat vượt trội, rất phù hợp với meta chuộng đánh nhau - dẫn tới tỉ lệ thắng 59% rất ấn tượng.

Thế nhưng, Hầu Vương vẫn phải cúi đầu trước Earth Spirit. Cũng đóng vai trò roam, gank và combat tốt, Earth Spirit là hero được pick nhiều nhất ở DAC năm nay với tỉ lệ thắng 55%. Tuy các team hầu hết đều tập trung ban các hero core, họ cũng tranh giành 2 roamers mạnh này nếu có thể. Nếu 1 trong 2 cái tên này bị ban, Slardar thường là lựa chọn thay thế, và dĩ nhiên iG đã cho thế giới chiêm ngưỡng khả năng của Riki.

Sự trở lại của Alchemist

Thực chất Alchemist chưa bao giờ chết. Thế nhưng hắn quả là nỗi khiếp sợ của nhiều team - điều này được phản ảnh với 49 lần ban tổng cộng - chỉ kém Magnus. Đặc biệt ở Playoffs, Alchemist là hero bị ban nhiều nhất, và trong 7 trận đấu hắn được "thả rông", Alchemist chỉ để thua 2.

alchemist

Alchemist cũng có 1 giải đấu thành công.

Khả năng farm vô tiền khoáng hậu của hero này giúp hắn vươn lên dẫn trước nhanh chóng. Với Manta/Radiance Alchemist có thể liên tục gây sức ép lên các lane cũng như farm rừng. Những đội hình tận dụng được việc "biếu" gậy xanh càng trở nên mạnh mẽ ở giai đoạn late game với Alchemist, trong khi Moon Shard là món quà ít được tận dụng hơn.

Meta của người Tàu

Alchemist đáng sợ là thế, nhưng hắn vẫn không thể sánh ngang được với Magnus. Hero này bị ban nhiều nhất (58 lần) với tổng số lượt ban/pick lên đến 83. Với việc có 5 team Trung Quốc tham gia, meta của DAC có chiều hướng ảnh hưởng của người Tàu với sự phổ biến của Magnus và Lifestealer. Cặp heroes này đã trở thành bản lề cho DOTA Tàu kể từ Kiev Major. Nai'x là lựa chọn lý tưởng với khả năng bắt nạt nhiều offlaner phổ biến, sống dai khó giết và khả năng đánh nhau ở midgame rất khỏe.

Vì vậy sự thịnh hành của Magnus cũng là dễ hiểu. Magnus giúp cho những carry như Lifestealer trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều, cũng như gia tăng tốc độ farm của chúng. Empower cũng cho phép bản thân Magnus đi rừng/farm một cách hiệu quả - thậm chí Liquid còn cho Magnus farm rừng ngay từ đầu. Trong giai đoạn mid game, Magnus luôn luôn là mối hiểm họa lớn với Reverse Polarity, nhưng chỉ cần Skewer thôi cũng đủ cho hero này tham gia gank tốt và băt lẻ các đối tượng đi lạc. Bên cạnh đó, talent +12% sát thương phép ở level 10 và +90 gold/phút giúp hắn lên đồ nhanh hơn hẳn, dẫn tới việc chuyển giao mid-late "nuột" hơn cùng các items đa dụng như Shadow Blade hay Euls.

 

 

Những pha highlight Magnus tại vòng bảng.

Một hero chủ chốt khác của người Tàu là Abaddon. Ở vị trí offlane, Abaddon tỏ ra cực kì khó giết, và dần dần gã kị sĩ bóng tối trở nên bất tử với lượng sát thương đáng kể từ Radiance và Apothic Shield/Mist Coil. Tuy bị ban nhiều ở giai đoạn vòng bảng, nhưng Abaddon không giành nổi 1 chiến thắng này. Chính vì thế, hắn được "thả" nhiều hơn ở vòng loại trực tiếp và giành chiến thắng 6/9 trận.

Lina cũng là một gương mặt nổi trội trong meta hiện nay. Với Talent level 10 được buff gần đây, Lina có thể hồi sinh liên tục và luôn luôn có mặt trong combat vì thời gian chết của hero này rất ngắn. Các gosu Tàu tận dụng talent đó bằng việc đóng Bloodstone càng sớm càng tốt cho Lina - giảm hơn nữa thời lượng đếm số cũng như khả năng regen rất khỏe. Một carry/mid hồi sinh nhanh có thể farm, đẩy lane, gây thêm sức ép và không để lại nhiều khoảng trống. Nên dù Lina có chết trong combat, quân địch cũng khó có thể push trụ dễ dàng khi cô nàng nhanh chóng quay lại trận chiến chỉ trong chốc lát. OP của IG thậm chí còn sử dụng Lina tự sát để cứu BurNing trong những trường hợp hiểm nghèo. Tại DAC, Lina là hero được pick nhiều thứ 6 với tỉ lệ thắng 67%

 

 

Lina tự sát để cứu Spectre trong combat Roshan, rồi hồi sinh lại gần như ngay lập tức.

7.05 đến gần?

7.03 chỉ cách 7.04 tầm 1 tuần, kể từ đó Valve đã đưa ra 4 bản thay đổi chỉ trong vòng 4 tháng từ 7.00. Rõ ràng Icefrog không hề ngần ngại trong việc đưa ra những thay đổi cần thiết, và nhiều khả năng chúng ta sẽ có một bản cập nhật nữa hậu DAC. Những hero như Alchemist, Lina, Monkey King và Magnus rõ ràng tỏ ra quá "hot" và cần phải được "chăm sóc".

Dù những thay đổi sắp tới là gì đi chăng nữa, chúng ta có thể thấy rằng Valve đang rất chú ý và hiểu rõ meta game nhằm đưa ra các cân bằng cần thiết - một hướng đi tốt cho DOTA. Meta của Boston đã là 1 thành công, và điều tương tự nhiều khả năng sẽ lặp lại ở Kiev.

Số liệu và phân tích biên dịch từ DotaBuff

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang