Trung Quốc chạy thử tàu đệm từ siêu tốc với tốc độ hơn 1.000 km/h

Dự án thử nghiệm sẽ được xây dựng tại tỉnh Hắc Long của Trung Quốc.

Cải tiến trong lĩnh vực giao thông vận tải dường như vô hạn, khi mà công nghệ liên tục vượt qua các ranh giới. Tàu đệm từ siêu cao tốc thử nghiệm với tốc độ bay hơn 1.000 km/giờ đang được chuẩn bị sẵn sàng tại Trung Quốc. 

Trung Quốc chạy thử tàu đệm từ siêu tốc với tốc độ hơn 1000 km/h

Xem thêm: Các pháp sư Trung Hoa hiện thực hoá thành công tàu siêu tốc Hyperloop của Elon Musk

Tốc độ này rất quan trọng vì nó nhanh gấp đôi so với tàu nhanh nhất đang hoạt động, tàu đệm từ Thượng Hải, có tốc độ tối đa 460 km/giờ. Dự án mới sẽ được thử nghiệm ở Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, Đông Bắc Trung Quốc.

World Artery, một công ty Trung Quốc tham gia thực hiện thử nghiệm sứ mệnh đầu tiên nhằm thúc đẩy du lịch địa phương trong tỉnh, theo Global Times cho biết.

 

Sử dụng công nghệ bay từ trường trong ống chân không

Tàu đệm từ tốc "Maglev", viết tắt của từ "magnetic levitation" (được dịch là bay lên) cho phép tàu lơ lửng và di chuyển với tốc độ phi thường, được đẩy bởi từ trường mạnh. Không giống như các đoàn tàu truyền thống dựa vào bánh xe ma sát, tàu đệm từ có thể bay mà không phải má sát trên đường ray. Hiện tại hệ thống tàu này đang hoạt động tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Dự án mới sử dụng công nghệ trong ống vận chuyển chân không thấp, trở thành phần quan trọng nhất của chương trình, cho phép tàu đạt tốc độ cao với chi phí tương đối vừa phải và vô cùng an toàn.

Chủ tịch của World Artery, Zheng Bin, cho biết: "Việc xây dựng tuyến đường thử nghiệm sẽ là một bước đột phá trong lĩnh vực này, đây cũng là một bước nhảy vọt về công nghệ trong việc biến ý tưởng thành hiện thực."

Những thách thức trong việc duy trì tốc độ cao như vậy

Tốc độ vượt quá 1.000 km/giờ sẽ gây ra các vấn đề, có thể đặt câu hỏi về sự an toàn của hành khách và cơ sở hạ tầng. Những thách thức như duy trì điều kiện chân không với lực đẩy trên lớp đệm khí và hành khách phải đối phó với tốc độ cao, cũng như gia tốc mạnh như vậy sẽ phải được giải quyết. 

Hơn nữa, chi phí liên quan đến việc phát triển và triển khai các hệ thống tàu đệm từ cũng sẽ phải được xem xét. Việc xây dựng đường ray đệm từ, nhà ga và cơ sở hạ tầng liên quan đòi hỏi đầu tư đáng kể. 

Trung Quốc chạy thử tàu đệm từ siêu tốc với tốc độ hơn 1000 km/h

Xem thêm: Trung Quốc sẽ hiện thực hoá "giấc mơ" Hyperloop của Elon Musk vào năm 2035

Theo Global Times, ống chân không thấp và các nhà máy sản xuất liên quan sẽ được xây dựng với sự hợp tác giữa World Artery và Harbin Industrial Investment, hai bên cũng đã đạt được thỏa thuận. Bên thứ nhất sẽ đảm nhận công nghệ xây dựng, bằng sáng chế liên quan và các đầu vào khác, trong khi bộ phận thứ hai chịu trách nhiệm đăng ký xây dựng chương trình và cung cấp dịch vụ, bao gồm thu hút đầu tư và thực hiện tư vấn chính sách.

Nếu công nghệ trở nên khả thi để sử dụng cho mục đích thương mại, hệ thống vận chuyển nhanh này sẽ có khả năng biến đổi việc di chuyển đường dài, thu hẹp khoảng cách và đưa các khu vực lại gần nhau hơn bao giờ hết.

Bên cạnh dự án "Maglev" trên, Trung Quốc cũng sẽ hiện thực hoá "giấc mơ" Hyperloop của Elon Musk vào năm 2035. Dự án này sẽ chạy trên một tuyến đường tương đối ngắn giữa Thượng Hải và Hàng Châu ở phía đông Trung Quốc với khoảng cách khoảng 175 km, dự kiến thời gian di chuyển có thể giảm xuống chỉ còn 15 phút so với 3 giờ đồng hồ như ban đầu. 

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Bài viết mới trong ngày

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Hãng Netflix Và Kế Hoạch Đưa Nhiều Phim Trên Nền Tảng Phát Trực Tuyến Ra Rạp

Nguyễn Võ Bảo Phương

Netflix - nền tảng phát trực tuyến hàng đầu thế giới, đang từng bước thử nghiệm đưa các bộ phim của mình lên màn ảnh rộng, mở ra cơ hội mới cho các tựa phim độc quyền. Gần đây, thỏa thuận hợp tác giữa Netflix và IMAX đã được công bố là bước đầu trong chiến lược này. Cùng xem nhé!

Phim Ảnh
Lên đầu trang