FBI cảnh báo hơn 42 triệu USD bị đánh cắp bởi các sàn giao dịch tiền ảo giả mạo

Vụ hack liên quan đến việc thuyết phục ai đó tải xuống một ứng dụng đầu tư di động giả mạo được sử dụng để đánh cắp tiền ảo của nạn nhân.

Mặc dù chúng ta đang chứng kiến thị trường tiền ảo đang đóng băng, nhưng điều đó không có nghĩa là những kẻ hacker đã ngừng công việc xâm nhập và đánh cắp tiền của bạn. FBI cảnh báo hãy cảnh giác với các ứng dụng đầu tư tiền điện ảo giả mạo đã được sử dụng để lừa đảo hàng trăm người, với thiệt hại trong vài tháng qua ước tính khoảng 42,7 triệu USD.

Cảnh báo của bộ phận không gian mạng FBI nêu rõ rằng tội phạm mạng đã liên hệ với các nhà đầu tư Mỹ và tuyên bố cung cấp các dịch vụ đầu tư tiền điện tử hợp pháp. Vụ hack liên quan đến việc thuyết phục ai đó tải xuống một ứng dụng đầu tư di động giả mạo được sử dụng để đánh cắp tiền ảo của nạn nhân.

FBI cảnh báo hơn 42 triệu USD bị đánh cắp bởi các sàn giao dịch tiền ảo giả mạo

Xem thêm: FBI cảnh báo nhiều tội phạm sử dung deepfakes trong các cuộc phỏng vấn online 

Các ứng dụng sử dụng tên, biểu tượng và các đặc điểm nhận dạng như các app đầu tư tiền ảo thực, làm cho chúng trở nên uy tín hơn. Sau đó, nạn nhân gửi tiền ảo vào ví liên kết với tài khoản của họ thông qua ứng dụng.

Nhiều người trong số 244 người đã tải xuống ứng dụng và gửi tiền đã nhận được email cho biết họ phải trả thuế cho các khoản đầu tư trước khi được phép rút tiền. Sau khi thanh toán khoản giả, họ phát hiện ra rằng họ vẫn không thể truy cập vào ví của mình.

Từ ngày 4 tháng 10 năm 2021 đến ngày 13 tháng 5, tội phạm mạng đã sử dụng tên công ty YiBit — một sàn giao dịch tiền ảo thực sự đã đóng cửa vào năm 2018 — để thuyết phục các nhà đầu tư tải xuống ứng dụng và 4 nạn nhân đã bị lừa khoảng 5,5 triệu USD.

FBI cảnh báo hơn 42 triệu USD bị đánh cắp bởi các sàn giao dịch tiền ảo giả mạo

Xem thêm: Nhà bán lẻ Trung Quốc bày bán GPU "nguyên seal" với giá "rẻ như cho" 

Những kẻ hacker cũng lợi dụng Supayos, hay còn gọi là Supay, một sàn giao dịch tiền ảo của Úc, để đánh lừa nạn nhân. Một người được thông báo rằng anh ta đã đăng ký vào một chương trình mà không có sự đồng ý của chính chủ, yêu cầu số dư tối thiểu là 900.000 USD. Anh cũng được thông báo rằng tất cả tài sản của mình sẽ bị đóng băng nếu tiền không được gửi.

FBI khuyên mọi người nên cảnh giác với việc tải xuống các ứng dụng đầu tư và xác minh tính hợp pháp của chúng với các công ty cung cấp ứng dụng, giả sử các công ty đó tồn tại.

Hàng triệu USD bị đánh cắp bằng cách sử dụng các ứng dụng đầu tư giả mạo này minh họa cho việc lừa đảo công nghệ cao đã trở nên hiệu quả như thế nào. FBI gần đây đã cảnh báo về việc tội phạm sử dụng deepfakes trong các cuộc phỏng vấn từ xa cho các công việc với mục tiêu được thuê và tiếp cận thông tin nhạy cảm của khách hàng.

 
 

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang