Điểm danh những ông chủ công nghệ "tệ" nhất năm 2022

Năm 2022 là một năm "thảm bại" đối với một số ông chủ các tập đoàn lớn ở Thung lũng Silicon. Nhưng ai là ông sếp "tệ" nhất trong năm 2022?

Thị trường công nghệ toàn cầu đã có những năm thăng hoa, dưới sự điều hành của những CEO tài giỏi. Điều đó cũng biến những vị CEO này thành những nhà tỉ phú với tấm ảnh hưởng lớn. 

Điểm danh những ông chủ công nghệ "tệ" nhất năm 2022

Tuy nhiên năm 2022 được cho là năm "tam tai" của giới công nghệ khi mà Meta của Mark Zuckerberg và Amazon của Jeff Bezos được cho là đã cắt giảm hàng nghìn nhân sự. Elon Musk, từng được tung hô là thiên tài nhưng lại bị đánh giá là kém cỏi trong quá trình điều hànhTwitter. Và sau đó là Sam Bankman-Fried, người gần đây nổi tiếng là thần đồng tiền điện tử nhưng lại đối mặt với hơn 8 tội danh lừa đảo.

Dưới đây là đánh giá được Theguardian đưa ra, xếp hạng những nhà điều hành công nghệ tệ nhất năm 2022. 

 

Mark Zuckerberg (6/10 điểm) 

Điểm danh những ông chủ công nghệ "tệ" nhất năm 2022

Vào cuối năm 2021, Mark Zuckerberg tuyên bố rằng Facebook đang dần lạc hậu và tuyên bố đổi tên công ty thành Meta và theo đuổi tham vọng metaverse. Một thế giới thực tế ảo, phụ thuộc vào một chiếc kính, mà cho đến nay con người vẫn chưa làm làm được.

Vào tháng 2, công ty của Mark Zuckerberg đã "làm nên lịch sử" khi giá cổ phiếu giảm 230 tỷ đô la chi trong một ngày. 9 tháng sau đó, CEO Meta nói với các nhân viên rằng “Tôi đã sai và tôi chịu trách nhiệm về điều đó.” và ông đã sa thải 11.000 người khác.

Không chỉ Meta, bản thân Mark Zuckerberg cũng bị ảnh hưởng với chiến lược mà ông đưa ra trong năm 2022. Tổng giá trị tài sản của ông còn khoảng 38 tỷ USD, giảm nhiều so với mức 142 tỷ USD vào tháng 9/2021.

 

Jeff Bezos (6/10 điểm) 

Điểm danh những ông chủ công nghệ "tệ" nhất năm 2022

Zuck không phải là ông chủ công nghệ duy nhất chứng kiến lượng nhân sự của minh bị thu hẹp trong năm nay. Theo New York Times cho biết, Amazone cũng tuyên bố sa thải 10.000 nhân sự của công ty. 

Trong khi đó, tỷ phú Bezos cam kết tài trợ 10 tỷ USD trong vòng 10 năm để chống biến đổi khí hậu như một phần của sáng kiến Quỹ Trái đất Bezos của ông và bạn gái Sanchez đồng chủ tịch. 

Trước đó, vị CEO đã bị chỉ trích vì không tham gia The Giving Pledge, chiến dịch do tỷ phú Bill Gates và Warren Buffett lập ra nhằm kêu gọi những người giàu nhất thế giới cho đi tài sản của họ vì mục đích từ thiện. 

Ngay sau đó, để “chữa cháy”, vị tỷ phú này đã cam kết sẽ dùng phần lớn khối tài sản trị giá 124 tỷ USD của mình để giúp những người khốn khó.

 

Elon Musk (7/10)

Điểm danh những ông chủ công nghệ "tệ" nhất năm 2022

Vào tháng 4, người đàn ông giàu nhất hành tinh lúc bấy giờ đã đưa ra lời đề nghị mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD, sau đó tìm cách huỷ bỏ khiến thương vụ không thành. Đến cuối tháng 10, Musk chính thức nắm quyền và biến Twitter trở thành “mớ hỗn độn” với loạt thay đổi gây tranh cãi. 

Động thái đầu tiên mà Musk bước chân vào Twitter chính là sa thải hàng nghìn nhân viên, thậm chí là các CEO cấp cao của các phòng ban và lập ra những quy định "quái gở". 

Mới đây nhất, Musk quyết định từ chức CEO Twitter nếu tìm được người thay thế. Không chỉ Twitter mà vị tỷ phú gốc Nam phi còn gây phận nộ với cách quản lý công ty xe điện Tesla của mình. 

 

Parag Agrawal (7/10 điểm)

Điểm danh những ông chủ công nghệ "tệ" nhất năm 2022

Đầu năm 2022 là một khởi đầu tươi sáng của Parag Agrawal. Anh vừa trở thành CEO mới của Twitter sau khi được sự ủng hộ từ hội đồng quản trị. 

Tuy nhiên, dù chỉ làm việc ở Twitter một thời gian dài nhưng Agrawal chỉ là giám đốc kỹ thuật. Bản thân Agrawal chưa từng điều hành một công ty nào vì thế việc điều hành một công ty tầm cỡ thế giới như Twitter làm một khó khăn đối với anh. 

Sau đó, Elon Musk bắt đầu xuất hiện và mua Twitter, khiến việc quản lý của Parag Agrawal gặp khó khăn hơn. Mặc dù cả hai trước đó từng khá thân thiết, nhưng cả hai nhanh chóng đối đầu trên chính nền tảng của mình.

Cuối cùng, Parag Agrawal lập tức bị sa thải sau khi Musk hoàn thành giao dịch mua lại Twitter vào cuối tháng 10. 

 

Sam Bankman-Fried (10/10)

Điểm danh những ông chủ công nghệ "tệ" nhất năm 2022

CEO FTX, Sam Bankman-Fried là nhân vật nhận điểm "tối đa" trong đánh giá lần này. Cách đây vài tháng, FTX là sàn giao dịch tiền số đứng thứ 2 thế giới về thị phần. Tuy nhiên, vinh quang của FTX chỉ dừng lại ở tháng 11, sau khi tuyên bố phá sản.

Vụ lừa đảo khiến 8 tỷ USD "bốc hơi" mà Bankman-Fried, CEO Alameda Research, Caroline Ellison và cánh tay phải kiêm đồng sảng lập FTX, Gary Wang cùng thực hiện cuối cùng cũng bị phanh phui. Đây được cho là một trong những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất lịch sử nước Mỹ. Sam Bankman-Fried bị bắt ở Bahamas và sẽ đối mặt với án tù tối đa tới 115 năm. 

 

Bài viết liên quan

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang