Công nghệ chatbot AI liệu sẽ "cứu vớt" Metaverse trong tương lai?

Việc sử dụng các chatbot AI như ChatGPT đã trở nên phổ biến trong năm 2022, nhưng liệu công nghệ này có thể "cứu rỗi" Metaverse trong tương lai.

Phần mềm ChatGPT là một công nghệ AI phổ biến nhất cũng như đột phát trong thị trường công nghệ năm 2022. Phần mềm này do OpenAI phát triển để có thể hiểu được ngôn ngữ của con người, cho phép công cụ có thể phản hồi nhiều yêu cầu cũng như câu hỏi mà người dùng đặt ra. OpenAI được hỗ trợ bởi Microsoft và được thành lập bởi Elon Musk và CEO hiện tại Sam Altman. 

Mô hình chatbot AI là mối đe dọa đối với các công cụ tìm kiếm hiện có đến nỗi Google đã tuyên bố “Red Code” cho phần mềm này. Theo NYT , Giám đốc điều hành Sundar Pichai đã chạy đua để “xác định chiến lược AI của Google” và đã “đảo ngược công việc của nhiều nhóm trong công ty để đối phó với mối đe dọa mà ChatGPT gây ra.”

Xem thêm: Play-to-Die: Khi nhân vật trong game "chết", đồng thời NFT cũng sẽ bị "đốt"

Metaverse không còn đơn độc

Công nghệ chatbot AI liệu sẽ "cứu vớt" Metaverse trong tương lai?

Các báo cáo từ đầu năm 2022 cho thấy các chatbot AI được đón nhận nhiều hơn trong Metaverse. Mang đến cho người dùng một thế giới nhiều người "ở" và các ứng dụng thực hơn so với các nền tảng hiện có.  

Theo số liệu Dappradar, cả hai nền tảng metaverse Decentraland và The Sandbox đều có ít hơn 1.000 người dùng và hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, những con số này chỉ phản ánh lượng Unique Address tương tác với smartcontract của nền tảng. Số lượng người truy cập hàng ngày cao hơn thế, nhưng vẫn dưới 10.000 người.

 

AI Chatbots có là mảnh ghép cuối của Metaverse?

Dựa trên kinh nghiệm của nhà phân tích, các chatbot AI không đủ bảo mật để hoà vào nền tảng metaverse đông dân cư. Tại thời điểm này, không chắc chắn bạn sẽ biết những thực thể đang ở đó là ai hoặc là gì. Xét cho cùng, các chatbot hiện tại đã được lập trình đủ để không bị troll hoặc đưa ra những câu trả lời tiêu cực.

Công nghệ chatbot AI liệu sẽ "cứu vớt" Metaverse trong tương lai?

Tuy nhiên các nhà phân tích không thể chứng minh rằng trong tương lai công nghệ này có thể tạo ra vô số các cuộc trò chuyện nhằm thay thế con người trong thế giới thực. 

 

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Khi việc sử dụng các nền tảng metaverse ngày càng tăng, các doanh nghiệp đã chuyển sang chăm sóc khách hàng và tăng khả năng hiển thị thương hiệu. Một số thương hiệu lớn nhất hành tinh đã thiết lập cửa hàng để thuyết phục người dùng chi tiền. Calvin Klein, Burberry, Nike, Louis Vuitton và thậm chí cả KFC đều đã thành lập các cửa hàng kỹ thuật số ở Decentraland trong hai năm qua.

Công nghệ chatbot AI liệu sẽ "cứu vớt" Metaverse trong tương lai?

Các chatbot dựa trên AI mang đến cho các tập đoàn lớn khả năng tuyển dụng nhân viên cho các cửa hàng này mà không cần thêm vào hóa đơn tiền lương của họ. Chatbot chăm sóc khách hàng đã tương đối phổ biến kể từ giữa những năm 2000. SmarterChild từng cho thử nghiệm người dùng, đặc biệt là thanh thiếu niên nói chuyện với máy tính trên MSN Messenger ngay từ năm 2001.

Tuy nhiên, thế hệ AI mới này mang đến một mức độ tinh vi mà Noughties chỉ có thể mơ ước. Dịch vụ chăm sóc khách hàng như con người này có thể cung cấp các yếu tố có trên Metaverse, điều này cũng gây ra những nhầm lẫn cho người dùng non-crypto. Khi mà hiện tại không phải ai cũng có một người bạn đam mê Web3 và hiểu rõ về DeFi.

 

Không phải tất cả đều tốt

Công nghệ chatbot AI liệu sẽ "cứu vớt" Metaverse trong tương lai?

Sự gia tăng của các chatbot giá rẻ, gần như không giới hạn như các avatar biết đi, biết nói có thể khiến Metaverse trở nên không thực tế. Bất kỳ ai đã có tương tác đáng kể với một chatbot hiện đại sẽ biết có điều gì đó hơi khác thường về chúng. 

Theo báo cáo của Barracuda, các bot đã chiếm 64% lưu lượng truy cập internet. Mặc dù hầu hết các bot khác biệt đáng kể so với các hình đại diện do AI cung cấp, nhưng không phải là không khả thi khi chúng ta có thể thấy sự thống trị tương tự trong Metaverse.

Các chatbot AI thường có những lỗ hổng và sai sót trong câu trả lời của chúng. Hơn nữa, chúng thường đưa ra những câu trả lời không chắc chắn cũng như những thông tin giả, hoang đường. Một ví dụ điển hình chính là “Trợ lý ảo” mới của Meta, Galactica đã bị gỡ xuống chỉ sau vài ngày ra mắt. 

Vấn đề bị phàn nàn nhiều nhất với Galactica là "trợ lý" này không thể phân biệt thật giả, một yêu cầu cơ bản đối với một mô hình ngôn ngữ được thiết kế để xử lý văn bản khoa học. 

Người dùng phát hiện nó đã tạo ra tin giả, chẳng hạn như một trang Wiki về lịch sử của loài gấu trong vũ trụ. Vì quá hoang đường, tin giả này dễ bị phát hiện, nhưng các chủ đề thực tế hơn có thể gây hiểu nhầm.

Bài viết đọc nhiều nhất

Lên đầu trang